Những công dụng của cây thuốc bỏng mà bạn không hề ngờ tới

Cây thuốc bỏng là loài cây khá quen thuộc với mọi người nhưng ít ai biết những công dụng không ngờ tới của nó Cây thuốc bỏng còn có các tên khác như cây sống đời trường sinh thổ tam thất diệp sinh căn, lạc địa sinh căn (rơi xuống đất sinh rễ). Vậy công dụng của cây thuốc bỏng là gì chúng ta hãy cùng khám phá nhé.

Cây thuốc bỏng có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers (Bryophyllium calycinum Salisb). Họ cây thuốc bỏng (Crassulaceae). Là loại cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60 cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ ba thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm bốn đại.

Cây thuốc bỏng - Vị thuốc chữa bỏng rất hiệu quả

Cây thuốc bỏng - Vị thuốc chữa bỏng rất hiệu quả

Cây có tên là thuốc bỏng" vì cây được dùng phổ biến nhất làm thuốc đắp chữa bỏng. Tên trường sinh và có nơi dùng tên sống đời, có lẽ vì có đặc điểm mép lá ra rễ thành cây khác ngay khi lá còn trên cây hoặc rơi xuống đất, xuống nước, nơi tường ẩm, tiếp tục sống mãi không ngừng.

Cây mọc khắp nơi trên đất nước ta để làm cảnh và làm thuốc. Đồng thời, cây còn sống ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Thành phần hóa học có ba nhóm hoạt chất:

- Các acid hữu cơ như: malic, citic, succinic, fumaric, pyruvic, axala acetic, oxalic, lactic…

- Các glycozit flavonoic có trong cây thuốc bỏng như: glycozit A, glycozit B và quexetin glycozit C là kampfearol 3-glycozit.

- Các hợp chất phenolic gồm: acid p.cumaric, syringic, cafeic, phydroxybenzoic.

Công dụng của cây thuốc bỏng

Cây thuốc bỏng thể hiện rõ tính chất tiêu viêm kháng khuẩn. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét viêm tấy đau mắt sưng đỏ chảy máu dùng làm thuốc giải độc

Cây thuốc bỏng đã được dùng trong các trường hợp sau:

- Tai nạn đứt da chảy máu, dập nát, bầm huyết, bỏng lửa, rắn rết cắn: giã nhuyễn lá để đắp buộc lên vết thương.

- Trĩ (nội, ngoại) thì dùng dịch lá bỏng uống vào sáng và tối, mỗi lần 60ml (20 - 25 lá).

- Chốc lở sài đầu mụn nhọt lở ghẻ ở trẻ em: trong uống dịch lá bỏng, sáng tối, mỗi lần từ 20 - 25ml. Ngoài đắp rửa bằng nước lá bỏng giã nhuyễn.

- Mụn trứng cá: trong uống, ngoài đắp rửa.

- các bệnh phong ngứa dị ứng (lở sơn, mề đay, chàm): trong uống, ngoài xoa đắp rửa.

- mất ngủ (người lớn, trẻ em): người lớn nhai ngậm nuốt hoặc trẻ em uống dịch lá bỏng đều ngủ ngon giấc.

Uống dịch lá bỏng sẽ giúp chữa chứng mất ngủ

Uống dịch lá bỏng sẽ giúp chữa chứng mất ngủ

- viêm họng khô rát ngứa: nhai ngậm lá bỏng

- Cúm, sổ viêm mũi xoang: vò lá bỏng nhét vào lỗ mũi, nhỏ dịch lá bỏng.

- Sốt xuất huyết: ngày đầu mỗi ngày uống 3 - 4 lần 100ml. Ngày sau hai lần. Mỗi lần 60ml cho đến khi khỏi.

- Viêm nhiễm đường hô hấp ho ho lao, ho ra máu: uống thường xuyên sáng tối. Mỗi lần 60 - 80ml dịch lá bỏng. Trẻ em ho gà 20 - 25ml (6 - 8 lá).

- xơ gan cổ trướng và các loại viêm gan: uống ngày ba lần, mỗi lần 100ml liên tục. Dùng lá trong bóng râm có nhiều vị chua.

- viêm loét dạ dày chảy máu: không chảy máu uống 60ml vào sáng tối, có chảy máu các ngày đầu 3 - 4 lần với liều 100ml (khoảng 35 lá) cho cầm, sau đó ngày hai lần, mỗi lần 60ml.

- Phù thận (và các loại phù thũng) uống ngày hai lần dịch lá bỏng, mỗi lần 60ml.

- mồ hôi trộm: cho trẻ uống ngày hai lần, mỗi lần 60ml.

- Táo bón: ngày hai lần, mỗi lần 60ml.

- Sốt nóng trẻ em: uống ngày 2 - 4 lần, mỗi lần 30ml dịch lá bỏng.

- nhức đầu hồi hộp huyết áp cao: ngày uống hai lần mỗi lần 60ml dịch lá bỏng sẽ lợi tiểu, giảm nhịp tim ngủ tốt hạ huyết áp hết nhức đầu.

- Đau lưng, mỏi gối: trong uống dịch, ngoài xoa đắp bã lá bỏng sẽ tiêu viêm, giảm đau

- Hôi nách: trong uống dịch ngoài xoa xát rửa bằng bã lá bỏng giã nhuyễn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật