Rau má - Nước trà thanh nhiệt giải độc cơ thể trong mùa hè

1. Tìm hiểu về rau má?

Thông tin chung

Tên thường gọi: Rau má

Tên khác: Tích huyết thảo

Tên tiếng Anh: Gotu Kola, Asiatic Pennywort, Indian Pennywort

Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urb

Tên đồng nghĩa: Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

Thuộc họ Hoa tán - Apiaceae

Rau má được trồng trong vườn nhà làm rau ân và làm nước ép

Rau má được trồng trong vườn nhà làm rau ân và làm nước ép 

Mô tả

Cây rau má là cây thân thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thường có tên là tích tuyết thảo.

Nơi sống và thu hái

Đặc điểm môi trường sống của cây rau má: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

Canh rau má thanh nhiệt cơ thể trong ngày hè

Canh rau má thanh nhiệt cơ thể trong ngày hè

2. Tính vị, tác dụng

Tinh vị

Theo y học cổ truyền rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan giải độc, lợi tiểu.

Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng sát trùng chữa thổ huyết, tả lỵ khí hư bạch đới mụn nhọt rôm sẩy. Theo nghiên cứu, dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non, do đó được dùng để điều trị bỏng, vết thương, vẩy nến...

Công dụng trà rau má thanh nhiệt giải độc cơ thể trong ngày hè

Cây rau má thường dùng trị nhiều bệnh như: Cảm, thuỷ đậu, sởi, sốt viêm họng sưng amydal viêm khí quản ho viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết chảy máu cam tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

Rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. Có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm thuốc giải nhiệt hoặc giải độc lợi tiểu cầm máu trị kiết lỵ táo bón.

Có thể chế rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo

Rau má có tác dụng làm đẹp

Rau má có tác dụng làm đẹp

Nước giải khát trong mùa hè

- Nước ép rau má: Lá rau má mua về ngâm rửa thật sạch, giã hoặc xay nát. Cho thêm một ít nước vào. Vắt và lọc bỏ xác. Thêm vào một ít đường cho dễ uống. Mỗi người, mỗi ngày có thể dùng từ 30 đến 40g rau má tươi.

- Trà giải nhiệt: Rau má 200g, nhân trần 100g, lá đinh lăng 200g cam thảo 100g. Các dược liệu đều ở dạng khô. Cách dùng: các vị thuốc sao giòn tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g. Hãm với nước sôi, sau 10 phút có thể dùng được. Uống thay trà trong ngày có công dụng thanh nhiệt, nhuận gan chống khát.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật