Tục hái lộc đầu năm và những điều mọi người cần biết

Hái lộc đầu năm là phong tục bẻ cành cây (cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn và được diễn ra vào dịp Tết nguyên đán, trong những ngày đầu năm mới. 

Tục hái lộc đầu năm là gì?

Hái lộc đầu năm là phong tục bẻ cành cây (cành lộc) mang về nhà để lấy may mắn và được diễn ra vào dịp Tết nguyên đán, trong những ngày đầu năm mới.

Thường nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc.

Tục hái lộc đầu năm cầu mong may mắn

Tục hái lộc đầu năm cầu mong may mắn

Hái lộc lúc nào?

Sau khi đi lễ chùa, miếu, điện: Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời Đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Ý nghĩa của tục "Hái Lộc"

Với tin tưởng lộc hái trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người dân Việt trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn; tục hái lộc đầu năm là một tục tốt đẹp, những ngày nay, nhiều người khi đi lễ trong đêm trừ tịch vác cả dao búa đi đẵn cây trong vòng các đình đền chùa miếu, thật ra người ta đã biến tục lệ tốt đẹp trên thành một tai hại cho các nơi thờ tự vậy.

Hái lộc là xin lộc để mong ước về một măn tốt lành

Hái lộc là xin lộc để mong ước về một năm mới tốt lành

Tục xưa là chân thành "xin lộc" chứ không phũ phàng cướp phá. Nhưng hiểu cho đến chỗ tinh diệu của tục xin lộc thì thấy : "Muốn hái lộc thì phải gieo mầm, làm nhiều điều tốt lành là gieo phúc thì lộc sẽ ào ạt về nhà chứ đâu phải mấy chồi cây rồi tranh nhau cướp phá làm đau cây đau đời".

Dùng mía tím cả cây có ngon thay lộc để thờ cúng ngày TếtDùng mía tím cả cây có ngon thay lộc để thờ cúng ngày Tết

Lâu nay đã có sáng kiến dùng mía tím cả cây có ngọn thay lộc, đã thay thế một phần tệ bẻ lộc, hại cây đầu xuân. Mang một cây mía tím có ngọn, vừa mang được chồi lộc vừa mang vị ngọt về nhà cho sinh sôi nẩy nở và đậm đà cả năm, vừa giữ gìn được cảnh quan chung, cũng là gìn giữ một phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của làng ta.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật