Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho bệnh nhân gãy xương

Trong cuộc sống hàng ngày có khá nhiều khả năng dẫn đến tình trạng gãy xương như chấn thương khi lao động, khi vận động chơi thể thao, gặp tai nạn giao thông, do bất cẩn trong việc sinh hoạt hàng ngày,... Hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương sau gãy xương xảy ra khá nhiều do người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình. 

Vì vậy việc điều trị gãy xương bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy xương có vai trò quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu tăng chuyển hóa giãn cơ, giảm đau sớm hồi phục chức năng vận động.

Tùy thuộc vào lứa tuổi, bệnh lý kèm theo, vị trí xương gãy, loại gãy, phương pháp cố định và đặc điểm liền xương mà thời gian bất động và mức độ tập luyện tăng tiến khác nhau. Nếu cần phải tham khảo bác sĩ phẫu thuật, chụp x quang theo dõi tiến triển gãy xương.

1. Phương pháp vật lý trị liệu cho trường hợp cố định bằng bột

Giai đoạn bất động:

- Tăng cường độc lập sinh hoạt bằng dụng cụ trợ giúp (như khung đi, nạng…)

- Với phần cơ thể không bất động: duy trì tầm vận động và cơ lực. Tập sức bền tim phổi.

- Với phần cơ thể bị bất động: Gồng cơ tĩnh để phòng teo

- Giảm đau: lạnh, điện trị liệu…

- Tư thế trị liệu: kê cao chi để giảm phù nề đảm bảo lưu thông máu

Giai đoạn sau bất động

- Lạnh trị liệu

- Nhiệt nóng trị liệu (nông)

- Thủy trị liệu

- xoa bóp trị liệu, di động mô sẹo

- Vận động chủ động nhằm tăng tầm vận động khớp

- Kéo dãn thụ động nhẹ, tăng tiến (đảm bảo can xương tốt)

- Tập tăng cường cơ lực: gồng cơ tĩnh co cơ động, tập với kháng trở

- Tăng cường chịu trọng lượng chi thể: từ không chịu trọng lượng đến chịu trọng lượng một phần, toàn bộ.

- Sử dụng các dụng cụ trợ giúp di chuyển, đi lại giảm dần.

- Tập dáng đi, hoạt động trị liệ

2. Phương pháp vật lý trị liệu cho trường hợp cố định bằng phẫu thuật

Thường cố định khá vững, các khớp không bị bất động, cho phép vận động sớm chịu trọng lượng sớm hơn, giảm biến chứng cơ xương đáng kể, phục hồi khả năng vận động sinh hoạt và nghề nghiệp sớm hơn.

Giai đoạn viêm/bảo vệ (2 tuần đầu):

- Bất động bằng nẹp, máng, … theo chỉ định. Không chịu trọng lượng chi gãy

- Chườm lạnh, băng ép, kê cao chi

- Vận động chủ động các khớp xung quanh hết tầm

- Tập gồng cơ tĩnh. Tập vận động chủ động các khớp liên quan trong tầm hạn chế (có thể có trợ giúp)

- Tăng cường độc lập sinh hoạt bằng dụng cụ trợ giúp (như khung đi, nạng không chịu trọng lượng…)

Giai đoạn vận động có kiểm soát (2-8 tuần với chi trên hoặc lâu hơn với chi dưới): đang tạo can xương

- Chườm lạnh, băng ép, kê cao chi

- xoa bóp chống sẹo dính

- Chườm nóng trước tập luyện

- Tập vận động chủ động, chủ động trợ giúp, thụ động các khớp liên quan

- Kéo dãn nhẹ, tăng tiến, đảm bảo an toàn

- Tập gồng cơ, co cơ có kháng nhẹ tăng tiến (ví dụ bằng tay của KTV…)

- Chịu trọng lượng tăng tiến với dụng cụ trợ giúp (như nạng)

- Tập di chuyển, hoạt động trị liệu

Giai đoạn vận động tăng tiến (đến 6-12 tháng): tạo can xương vĩnh viễn/sẹo trưởng thành

- Nhiệt nóng trước tập

- Tăng tiến tầm vận động, chú ý cuối tầm bằng kéo dãn …

- Tập mạnh cơ bằng dụng cụ (tạ, dây đàn hồi, trọng lượng, xe đạp tập…)

- Tập thăng bằng, kiểm soát vận động tăng tiến

- Tăng cường tập luyện chức năng, hoạt động trị liệu, trở lại công việc, vui chơi giải trí

Để phục hồi chức năng cho bệnh nhân gãy xương được tốt cần nắm vững vị trí và mức độ gãy xương tình trạng bệnh nhân, loại can thiệp cố định, giai đoạn liền xương để đề ra các mục tiêu và phương pháp phù hợp cho các giai đoạn gãy xương.

 

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật