Dạ dày là gì? Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Dạ dày là gì?

Dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể người dạ dày nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non. Hình dáng dạ dày giống một cái túi hình chữ J. Dung tích vào khoảng 4,4 đến 5l nước.

Quan sát dạ dày dưới tiêu ảnh X-Quang, chúng ta có thể thấy rõ cấu tạo dạ dày của trẻ em người già người thấp béo, thường có hình sừng bò; người gầy cao thì dạ dày có cấu tạo hình móc câu; người có thể chất cường tráng thì dạ dày có hình chữ “J”. Do sự phát triển của cơ thành dạ dày, sự biến hóa của dung tích dạ dày cũng rất lớn.Ngoài ra, dung tích của dạ dày cũng tăng trưởng theo số tuổi. Bề mặt của dạ dày đại bộ phận là rời rạc, vì thế mà quy mô hoạt động của nó cũng tương đối lớn. Qua đặc điểm này của dạ dày, chúng ta có thể nói dạ dày không có một hình dạng cụ thể và một vị trí nhất định, nhưng xét về hình dạng cơ bản mà nói, nó thường ở dạng cố định.

Dạ dày thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị; phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Dạ dày có hình dạng như chiếc túi chữ j

Để thực hiện chức năng nghiền cơ học thức ăn và thấm dịch vị thì dạ dày cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp. Chức năng thứ hai là phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị Dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày là khí quản dạng túi, cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong.

- Thanh mạc

- Tấm dưới thanh mạc

- Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

- Tấm dưới niêm mạc

- Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày

Về mặt giải phẫu, cấu tạo của dạ dày chia làm 3 phần: vùng đáy, vùng thân, và vùng hang. Nối giữa thực quản và dạ dày gọi là tâm vị, nối giữa dạ dày và tá tràng gọi là môn vị.  Niêm mạc dạ dày có rất nhiều các tuyến, các tuyến vùng môn vị và tâm vị có chức năng bài tiết chất nhầy.

Cấu tạo của dạ dày

Các tuyến vùng thân và đáy dạ dày có 3 loại tế bào: tế bào chính bài tiết pepsinogen, tế bào bài tiết HCL và yếu tố nội, tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. Một số tuyến bài tiết vào một khoang chung, khoang này sẽ đổ vào bề mặt niêm mạc dạ dày Những tế bào biểu mô biến đổi của niêm mạc vùng hang sẽ bài tiết gastrin. Dạ dày có mạng lưới mạch máubạch huyết phong phú. 

Khi thức ăn được đưa vào dạ dày, chúng được sắp xếp thành những vòng tròn đồng tâm trong thân và đáy dạ dày: thức ăn mới được đưa xuống sẽ nằm ở giữa dạ dày thức ăn đến trước sẽ nằm ở sát thành dạ dày Khi thức ăn vào dinh dưỡng phản xạ dây X làm giảm trương lực của thành dinh dưỡng và thân làm cho thân dinh dưỡng phình dần ra phía ngoài. Làm dạ dày chứa được nhiều thức ăn hơn. Khả năng chứa tối đa của dinh dưỡng có thể lên đến 1.5l lúc này áp suất bên trong dinh dưỡng vẫn thấp.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật