Hội chứng bàn chân bẹt và những thông tin cần thiết về hội chứng này

Hội chứng bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới, hội chứng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ.

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường, do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng, làm cho gần như toàn bộ gan bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Hội chứng bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường

Hội chứng bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường

Tất cả những trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm hay còn gọi là bàn chân bẹt nhưng đến khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân được hình thành. Cùng với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng.

Thông thường, những ai có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị bàn chân bẹt. Đó là vì các xương ở bàn chân không được cố định tốt và khi bàn chân đi trên cát hoặc in mực lên tờ giấy sẽ không thấy có chỗ khuyết như thông thường.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt là do thói quen ít vận động, thường hay đi chân đất, đi dép bệt, xăng đan hoặc giày dép thiết kế thiếu nâng đỡ hỗ trợ vòm từ khi còn nhỏ.

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt là do thói quen ít vận động

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt là do thói quen ít vận động

Ngoài ra, nguyên nhân hình thành chân bẹt do có gene gân cơ mềm dẻo ở khu vực xương khớp lòng bàn chân. Hoặc có thể nguyên nhân là do yếu tố di truyền vì nhiều gia đình có trường hợp bố hoặc mẹ hoặc ông bà có bàn chân bẹt.

Một số bệnh lý có liên quan đến vấn đề thần kinh béo phì bệnh đái tháo đường viêm khớp, cao tuổi hoặc phụ nữ đang mang thai cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bàn chân bẹt.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt

+ Khi đi lại vận động bàn chân có biểu hiện áp sát vào ở bên trong, hoặc ở bên ngoài do bàn chân mất đi cân bằng.

+ Có biểu hiện sụp vòm gan chân, hoặc nhìn từ sau gót chân bị vẹo ngoài.

+ Trẻ không đi theo kịp bạn bè, thường xuyên bị tình trạng vấp và ngã đau chân, đầu gối, không muốn cho xem bàn chân đều là dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật