Kháng nguyên là gì? Đặc tính cơ bản của kháng nguyên

Kháng nguyên là gì?

Kháng nguyên (antigen) là những chất sau khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết và đáp ứng, tức là sinh ra các kháng thể tương ứng có đặc tính kết hợp với kháng nguyên ấy.

Kháng nguyên có thể có nguồn gốc từ bên ngoài môi trường (ví dụ: hóa chất vi khuẩn virus vi nấm vi tảo, động vật nguyên sinh, v.v.) hoặc được tạo ra ngay bên trong cơ thể (ví dụ: các mảnh tế bào độc tố ). Thông thường kháng nguyên là một protein hay một polysaccharide nhưng nó cũng có thể là bất cứ loại phân tử nào, mang các phân tử hapten nhỏ và gắn với một protein chuyên chở.

Kháng nguyên là thành phần cơ bản của vắc – xin.

kháng nguyên và đặc tínhKháng nguyên là gì?

Đặc tính của Kháng nguyên

Kháng nguyên có hai đặc tính cơ bản: tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể.

  • Tính đặc hiệu của kháng nguyên là là khả năng kết hợp đặc hiệu của kháng nguyên  với kháng thể mà nó đã kích thích tạo ra.
  • Tính sinh kháng thể: Là khả năng kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể.

Kháng nguyên hoàn toàn và bán kháng nguyên

  • Kháng nguyên hoàn toàn (complete antigen) là những kháng nguyên có khả kích thích đáp ứng miễn dịch và kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Kháng nguyên này thường là polypeptid hoặc các phức hợp protid. Ví dụ như enzym hoặc ngoại độc tố.
  • Bán kháng nguyên (hapten) là những kháng nguyên không có khả năng kích thích tạo ra kháng thể, nhưng kết hợp đặc hiệu với kháng thể. Bản chất hóa học của hapten thường là acid nucleic hoặc lipid, hay chuỗi ngắn polysaccharid; ví dụ như vỏ polysaccharid của nhiều vi khuẩn hoặc ADN của các vi sinh vật.

Tính sinh kháng thể

Khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể của kháng nguyên rất quan trọng trong việc xác định hiệu quả của một loại vắc xin khi đưa vào trong cơ thể. Khả năng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tính lạ: nói chung, kháng nguyên có nguồn gốc di truyền càng khác “lạ” với cơ thể nhận thì tính đặc hiệu và tính sinh kháng thể càng mạnh.
  • Bản chất của kháng nguyên: kháng nguyên sống hay chết, độc tố nguyên độc lực hay đã giảm độc lực.
  • Liều lượng kháng nguyên: Nếu liều lượng kháng nguyên quá ít sẽ không đủ khả năng kích thích, nhưng liều quá lớn lại gây trạng thái tê liệt miễn dịch.
  • Lần vào của kháng nguyên: cùng một kháng nguyên, nếu xâm nhập vào cơ thể lần thứ 2, thứ 3... sẽ kích thích cơ thể tạo kháng nguyên mạch và bền vững hơn so với xâm nhập lần đầu. Đó là cơ sở của việc tiêm nhắc lại một số vacxin.
  • Đường vào của kháng nguyên: tuỳ đường xâm nhập mà mức độ kích thích tạo kháng thể của kháng nguyên khác nhau. Qua da (bôi, tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp) kích thích mạch các mô lympho ngoại vi, kháng nguyên vào đường tĩnh mạch nhanh chóng kích thích các tế bào miễn dịch ở tuỷ xương, gan, lách...kháng nguyên vào đường hô hấp phải có kích thước bé như bụi nhà, phấn hoa.
  • Yếu tố cơ địa: đây là yếu tố hình thành lên đáp ứng tạo kháng thể khác nhau tuỳ theo loài, từng cá thể trong loài.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật