Mách mẹ cách làm gối thảo dược tốt cho sức khoẻ của trẻ

Làm gối từ vỏ đậu xanh, lá đinh lăng,... là phương pháp dân gian được nhiều mẹ truyền tai nhau vì có tác dụng giúp thấm mồ hôi, cho bé ngủ ngon sâu hơn thậm chí là không giật mình.

Công dụng của gối thảo dược 

Đối với ruột gối, một số chất liệu tự nhiên như lá đinh lăng, vỏ đậu xanh…được cho là có khả năng hút ẩm rất cao, phù hợp với các bé mắc chứng đổ mồ hôi đầu. 

Bác sĩ Lê Quang Lộc (bác sĩ Da liễu của bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, Hà Nội) cũng cho biết, các mẹ cần tỉnh táo khi sử dụng cho trẻ. Bởi  theo bác sĩ, vỏ đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt và giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ em nên khi được sử dụng làm gối sẽ mang lại nhiều tác dụng. Hơn nữa, gối làm từ vỏ đậu không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí.

Tuy nhiên, là sản phẩm từ tự nhiên nên các loại ruột gối này sẽ thường bị mốc, sinh mùi hôi khi sử dụng trong một thời gian dài. Trong khi đó, việc vệ sinh, giặt giũ những loại vật liệu này lại hết sức khó khăn. Trường hợp phải làm vệ sinh, cách duy nhất chỉ là phơi nắng. Do đó, nếu dùng những loại này, bạn cần phải thay ruột gối thường xuyên khi phát hiện những dấu hiệu hư hỏng.
 
 
Trên thị trường có nhiều loại gối thảo dược và nếu nhà sản xuất đem hóa chất (chất làm khô cỏ, hạt) vào ruột gối, xử lý không tốt, không đúng quy trình thì chắc chắn chúng sẽ nhanh bị mốc, có dòi bọ, kiếm khiến bé bị nấm, viêm da, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu không cẩn thận, da của bé sẽ dễ bị viêm nhiễm. 
 
Do đo, để tránh gây rủi ro đáng tiếc cho sức khoẻ của bé, gối cần phải được làm cẩn thận từ nguyên liệu vỏ đậu, lá đinh lăng sạch sẽ  và phơi hoặc sao thật khô, phòng trường hợp bị ẩm mốc dễ sinh ra các con bọ. Cha mẹ nên tìm cho bé vỏ gối có chất liệu thô, thoáng khí, thấm mồ hôi và ở nơi uy tín, chất lượng. Thường xuyên vệ sinh vỏ gối, tháo ruột gối phơi nắng để diệt nấm mốc. 

Cách làm gối lá đinh lăng:

Lựa chọn lá

Lựa chọn những cây hơn 3 năm tuổi trở lên để lấy lá làm nguyên liệu bởi ở độ này lá có vị thơm. Lưu ý chỉ lấy phần lá, không lấy thân, cành và gân để không bị cứng gối, khi kê bị đau đầu

Tiệt trùng lá

Đây là công đoạn quan trọng nhất của việc làm gối đinh lăng. Bằng việc hấp chân không ở nhiệt độ cao và làm nguội tức thời sẽ giữ được các công dụng của lá. Công đoạn này quyết định màu xanh và mùi vị tự nhiên của lá mà không bị mối mọt sau một thời gian sử dụng.

Ở khâu đoạn này không nên dùng hoá chất để bảo quản bởi khi gối dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khoẻ  

Phơi lá đinh lăng

Cần phải rửa sạch lá đinh lăng và phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp làm mất đi mùi thơm tự nhiên của lá. Khâu đoạn này cần cẩn thận nếu phơi không cẩn thận sẽ làm lá bị mốc và có mùi hắc.

Sao vàng hạ thổ

Lá đinh lăng sau khi phơi tới độ mềm dẻo, không giòn quá mà vẫn vừa khô sau sẽ được đem đi sấy khô hoặc sao vàng ở nhiệt độ vừa phải. Sấy làm sao để lá vẫn đảm bảo được độ dẻo và không bị gãy vụn rồi hạ thổ. Lúc này lá cũng đã bắt đầu dậy mùi thơm tự nhiên rất đặc trưng.

Làm vỏ gối lá đinh lăng

Lựa chọn vải cotton mềm mại để làm vỏ gối và có thể trang trí bằng nhiều hoa văn.

Riêng ruột gối, cần được may bằng vải màu trắng mỏng, nhẹ đủ để bảo vệ lớp ruột bên trong.

Sau khi hoàn thành phần lá đinh lăng, chúng ta đem trộn đều với bông gòn loại chuyên dùng để làm gối theo một tỉ lệ vừa phải để gối có mùi thơm thoang thoảng tự nhiên, không bị hắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp tục nhồi ruột vào ruột gối rồi may lại, chú ý kích thước vỏ gối và độ cao của gối phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

Trẻ dưới 2 tuổi nên sử dụng gối với kích cỡ 25cm x 35cm, trẻ trên 2 tuổi thì sử dụng gối kích cỡ 30cm x 40cm chiều cao của gối khi may lại sao cho gần bằng chiều cao của vai trẻ khi nằm nghiêng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật