Rối loạn cảm xúc là gì? Những nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một bệnh lý thuộc phạm trù rối loạn cảm xúc. Người bệnh "vui buồn thất thường", có lúc vui quá tột độ hoặc có lúc buồn quá mức.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là chứng bệnh tâm lí xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới. 

Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh vui mừng lãn lộn, có mức đến vui hay buồn tột độ

Rối loạn cảm xúc khiến người bệnh vui mừng lãn lộn, có mức đến vui hay buồn tột độ

Nguyên nhân rối loạn cảm xúc

- Nguyên nhân Nội sinh: Trong người đã có mầm bệnh

- Nguyên nhân Tâm lý: stress trong thời gian dài do áp lực quá lớn 

Triệu chứng thường gặp

Cảm xúc ức chế (trầm cảm)

Trạng thái đầu tiên của bệnh là cảm giác buồn bã; thấy cô đơn dù đang ở giữa rất nhiều người.

Dễ xúc động, hay âu lo

Đánh mất ý chí, nghị lực

Dằn vặt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ

Cùng với sự tác động từ cảm xúc, cơ thể cũng phát ra những dấu hiệu như: chán ăn mất ngủ mệt mỏi không muốn ra khỏi giường, gầy sút. Hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên. Không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi hơn so với thói quen hằng ngày.

Cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột độ):

Mới đầu bạn sẽ ngủ ít dần đi, thậm chí là cảm thấy không cần phải ngủ cũng được.

Biểu hiện cảm xúc quá mức, thích gây chú ý

Khí sắc hưng phấn đột ngột như bị kích thích, vô cùng khoan khoái học tập với khối lượng lớn bất thường mà không biết mệt mỏi. Đầu óc luôn tràn ngập những dự án và kế hoạch mới.

Tính tình hào phóng, ăn tiêu hoang phí mua sắm điên cuồng mà không cần biết hậu quả.

Nói nhiều hơn bình thường, câu văn trở nên khác lạ

Luôn cho mình tài giỏi

Khi bệnh tiến triển nặng, sẽ có những biểu hiện kích động như la hét, giận dữ vô cớ, đánh người, xuất hiện triệu chứng ảo giác và hoang tưởng.

Rối loạn lưỡng cực có xu hướng xảy ra ở người trẻ nhiều

Rối loạn lưỡng cực có xu hướng xảy ra ở người trẻ nhiều

Điều trị rối loạn cảm xúc

- Học cách cân bằng, không để stress quá nhiều chuyển bạn sang trầm cảm Xử lý các ức chế của bạn mỗi ngày

- Sống thật với cảm xúc của mình (không cần che giấu, sống ảo). 

- Trang bị cho mình kiến thức để biết khi mình bệnh tâm lý. Khi bạn thấy mình bắt đầu rơi vào căng thẳng mất kiểm soát hay có triệu chứng của mất ngủ của hoang mang, của âu lo… 

 

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chăm chỉ tập thể dục để não đủ oxy.

- Nếu bệnh tiến triển nặng bạn cần đến Chuyên gia Tâm lý và bác sỹ để được trị liệu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật