Tác hại của cây ngải cứu có thể gây sảy thai đấy!

Cây ngải cứu là một loại cây chứa nhiều chất giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Cụ thể, cây ngải cứu giúp cầm máu, điều hòa kinh nguyệt... Thế nhưng, tác hại của cây ngải cứu sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ nếu chúng ta sử dụng loại cây này không đúng cách đấy. Dưới đây là những tác hại không mong muốn của cây ngải cứu, chúng ta cùng tìm hiểu để tránh hậu quả không đáng có nhé.

Tác hại của cây ngải cứu

Dễ gây sảy thai

Ngải cứu giúp an thai nhưng cũng gây sảy thai

Ngải cứu giúp an thai nhưng cũng gây sảy thai

Rau ngải cứu vốn được sử dụng trong bài thuốc an thai, phòng tránh sảy thai cho bà bầu Khi có thai, nếu chị em ăn ngải cứu với tần suất 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi vì ngải cứu không gây kích thích tử cung Nó có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non

Các mẹ bầu lưu ý, cần tìm hiểu kỹ và tránh ăn ngải cứu trong ba tháng đầu của thai kỳ để giúp thai nhi ổn định.

Gây biến chứng đối với người bị viêm gan

Ngải cứu không tốt cho người bị viêm gan

Ngải cứu không tốt cho người bị viêm gan

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nhất là với những người bị bệnh viêm gan tinh dầu ngải cứu đi vào gan sẽ dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độcviêm gan vàng da khiến cho gan to nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật. Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Gây rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Bị ngộ độc

Lá ngải cứu được nhiều người sử dụng làm trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 3 - 5g khô (9 - 15g tươi). Đồng thời cũng cần lưu ý chỉ uống nước ngải cứu theo đợt, không uống tràn lan để tránh bị ngộ độc do ngải cứu.

Chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn ngải cứu kết hợp cùng trứng gà thôi nhé!

Chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn ngải cứu kết hợp cùng trứng gà thôi nhé!

Với những người sử dụng ngải cứu để điều kinh, chỉ nên dùng 3 - 5 ngọn nhỏ của loại cây này kết hợp với trứng gà thôi nhé. Nếu dùng quá liều, hậu quả sẽ khó lường trước được đấy.

Khi bị trúng độc do ngải cứu, ban đầu, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng buồn nôn, nôn... do dạ dày ruột bị viêm cấp tính.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật