Tìm hiểu hiện tượng thực bào là gì? - Quá trình thực bào như thế nào?

Hiện tượng thực bào là gì?

Thực bào là hiện tượng BC nuốt và tiêu hóa đối tượng thực bào. Các yếu tố tham gia vào hiện tượng thực bào là tế bào thực bào, đối tượng thực bào, môi trường thực bào.

Hiện tượng thực bào

Hiện tượng thực bào

Tế bào thực bào

 - Tiểu thực bào: BC đa nhân trung tính: Thực bào các vật nhỏ như VK, các mảnh tế bào

 - Đại thực bào: BC đơn nhân lớn đại thực bào của hệ võng mạc nội mô: Thực bào vật lớn hơn thực bào cả xác bạch cầu

Đối tượng thực bào

Tất cả các VK, mảnh tế bào bị hủy hoại tại ổ viêm và các chất lạ như bụi than, mảnh kim loại, chất màu…

Khả năng xảy ra:

 - Nó bị tiêu diệt bởi men của lysosom: Tiêu hủy cả tế bào thực bào và phân hủy vi khuẩn

 - Nó không bị tiêu hủy mà tồn tại lâu trong tế bào thực bào như bụi than.

 - Nó không bị tiêu hủy, vẫn sống trong tế bào thực bào, theo tb thực bào đi gây những ổ viêm mới như bệnh lao mãn tính.

 - Nó bị nhả ra mà tb thực bào không chết

 - Nó làm chết tb thực bào do có độc lực quá cao như VK lao làm chết BC đa nhân trung tính.

Bạch cầu thực bào

Bạch cầu thực bào

Quá trình thực bào

1. Giai đoạn tiếp cận và bám

BC đa nhân có thể nhận biết và dính các VK hoặc vật lạ theo 2 cách hay thông qua hiện tượng opsonin hóa.

 - Dính trực tiếp: Do ái lực lý, hóa, giữa 2 bề mặt. Hiện tượng này cho phép thực bào các tiểu phần trơ hoặc tác nhân nhiễm khuẩn do tiếp xúc lần đầu.

 - Opsonin hóa: Là hiện tượng các Ig bổ thể hoặc thành phần huyết thanh không đặc hiệu bao bọc tác nhân gây viêm. Opsonin hóa là biện pháp chủ yếu để BC đa nhân nhận biết và dính các tác nhân gây viêm. Hiện tượng opsonin hóa gồm opsonin hóa đặc hiệu hoặc opsonin hóa không đặc hiệu.

 - Khi phân tử IgG gắn với kháng nguyên, đoạn Fc của IgG bị bộc lộ sẽ gắn đặc hiệu với thụ thể của Fc trên màng bạch cầu.

 - Phân số C3b cũng có thụ thể dính đặc hiệu trên màng bạch cầu.

2. Giai đoạn nuốt và lùi

Sau khi đã tiếp xúc và gắn với đại thực bào, các dị vật hoặc KN đã opsonin hóa bị đại thực bào nuốt bằng cách hình thành giả túc bao lấy dị vật rồi vùi hay nhấn chìm chúng trong một hốc gọi là hốc thực bào.

Phagosome liên kết với lyzosom để hình thành lyzosom thứ cấp gọi là phagolyzosom. Các enzyme thủy phân axit trong lyzosom để vào hốc và quá trình tiêu hóa bắt đầu.

3. Giai đoạn tiêu hóa

Sau khi hình thành phagolyzosom, lyzosom sẽ đổ các enzyme của nó vào các hốc chứa dị vật. Các enzyme lyzosom rất phong phú, có tới 60 loại enzyme.

Các enzyme tác động vào protein và peptide: catepsin, collagenaza, elastaza, photphataza, yếu tố hoạt hóa plasminogen, yếu tố hoạt hóa kininogen.

Hiện tượng thực bào sau cùng là quá trình tiêu hóa

Hiện tượng thực bào sau cùng là quá trình tiêu hóa

Kết quả: Hiện tượng thực bào phân hủy thành các sản phẩm hòa tan có trọng lượng phân tử thấp phân tán tự do trong tế bào rồi tiêu đi.

Giết VK phụ thuộc oxy: BC đa nhân trung tính có thể tạo ra H2O2 và khi có mặt một số nguyên tố thuộc nhóm halogen như Cl-, dưới tác động của enzyme myelo-peroxidase có trong hạt bào tương của bạch cầu, sẽ sinh ra HOCl  có tác dụng diệt khuẩn hữ hiệu nhất.

Giết VK không phụ thuộc oxy: do lysosome, lactoferrin chiếm giữ nguyên tố Fe rất cần thiết cho sự phát triển của VK. pH thấp và các cation protein cũng có vai trò diệt khuẩn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật