Tìm hiểu về thuốc gây mê và dị ứng thuốc gây mê

Thuốc gây mê là gì?

Thuốc gây mê là loại thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương làm mất hoàn toàn ý thức phản xạ và mọi cảm giác của toàn thân. khi gây mê người bệnh sẽ bất động, ngủ say không biết gì. Hiện nay có 2 loại thuốc mê là: dạng hít và dạng tiêm tĩnh mạch

Gây mê là một phương pháp điều trị làm cho bất tỉnh trong quá trình làm thủ tục y tế, vì vậy bệnh nhân không cảm thấy hay nhớ bất cứ điều gì đó xảy ra. Gây mê tổng quát thường bởi sự kết hợp các loại thuốc tiêm tĩnh mạch và khí hít vào.

Có 2 loại thuốc gây mê

 Thuốc gây mê có tác dụng ức chế hệ thần kinh

 Dị ứng thuốc gây mê

Tất cả các thuốc gây mê và tá dược của nó đều có thể nên dị ứng trong quá trình gây mê.Phản ứng phản vệ nặng thì hiếm ,nhưng nó có thể là nguyên nhân gây chết người.Vì vậy các bác sĩ gây mê cần phải hiểu rõ các cơ chế phản ứng,những dấu hiệu khởi phát lâm sàng đầu tiên và những dạng lâm sàng.Từ đó nắm được cách điều trị,cũng như những phương tiện cần thiết để dự phòng và làm giảm tỉ lệ tai biến này.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân bị dị ứng thuốc gây mê là khó thở do tắc nghẽn các đường hô hấp Có thể xảy ra sưng phù mặt và miệng, và đôi khi nổi sẩn đỏ ngoài da tim và các mạch máu bị ảnh hưởng nặng, biểu hiện chủ yếu bằng nhịp tim nhanh và huyết áp tụt đến mức độ nguy hiểm.

Dị ứng thuốc gây mê thường khó được phát hiện kịp thời bởi các nguyên nhân sau:

- Bệnh nhân được gây mê nên không thể báo cho thầy thuốc biết về các triệu chứng sớm là cảm giác choáng váng chóng mặt hoặc khó thở của mình.

Biểu hiện của dị ứng thuốc gây mê là chóng mặt, khó thở

Biểu hiện của dị ứng thuốc gây mê là chóng mặt, khó thở

- Trong một ca gây mê điển hình có thể cần phải dùng đến nhiều loại thuốc, do đó thật khó biết chính xác thuốc nào là nguyên nhân sốc phản vệ.

- Trong lúc gây mê có nhiều nguyên nhân khác có thể gây tụt huyết áp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp Chẩn đoán sốc phản vệ do đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Các biểu hiện sốc phản vệ có thể hơi khó phát hiện, nhưng bệnh nhân sốc phản vệ lúc đó lại ở trong một điều kiện lý tưởng để được cấp cứu kịp thời. Lý do bởi tất cả các trang thiết bị và thuốc men cần thiết đều trong tầm tay bác sĩ gây mê hồi sức. Việc điều trị bao gồm đặt ống nội khí quản để giúp thở, dịch truyền tĩnh mạch, và dùng một số thuốc cấp cứu mà quan trọng nhất là epinephrine Cấp cứu sốc phản vệ sớm và đúng cách đem đến kết quả tốt trong đa số trường hợp.

Trước khi gây mê, bệnh nhân cần làm gì?

- Trước khi được gây mê, bệnh nhân không được ăn ít nhất 6 giờ trước mổ vì đồ ăn cần 6 giờ để đi từ dạ dày đến hết ruột non và qua đại tràng.

- Nếu bệnh nhân được mổ bụng thì ngày hôm trước được súc ruột để làm sạch bụng và nhẹ bụng sau mổ, giúp nhanh trung tiện hơn.

 Cần tuân thủ đúng nguyên tắc để tránh dị ứng thuốc gây mê

Cần tuân thủ đúng nguyên tắc để tránh dị ứng thuốc gây mê

- Nếu bệnh nhân được mổ đại tràng thì thường súc ruột trước mổ. Cần phải nhịn uống ít nhất 2 giờ trước mổ các chất nước uống. Cần nhịn ăn và uống vì trong khi gây mê hay tê bệnh nhân có thể bị nôn mà không kiểm soát được nên đồ ăn, thức uống dễ hít vào cuống phổi gây ngạt thở

- Bệnh nhân cũng nên giữ cho mình không quá mập để cải thiện lưu thông máu và giữ cho phổi hoạt động tốt hơn. Nếu quá mập, nên giảm cân để giảm nguy cơ gây mê.

- Bệnh nhân cũng nên ngưng hút thuốc lá 6 tuần trước mổ để phổi và tim cơ hội cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Chính thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu và làm tăng thêm những vấn đề hô hấp trong và sau mổ.

- Bệnh nhân cũng cần ngưng uống rượu 24 giờ trước mổ vì rượu làm sai lệch hiệu quả của thuốc tê mê.

- Nếu bệnh nhân có uống thuốc tăng sảng khoái hay thuốc nghiện thì nên báo cho bác sĩ biết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật