Cảnh báo tác hại khó lường khi dùng phải thịt heo bị tiêm thuốc an thần

Thuốc an thần còn tồn dư trong thịt heo có thể khiến người ăn bị hạ huyết áp hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ thậm chí có nguy cơ gây mục xương ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm.

Thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về việc nhiều người chăn nuôi, kinh doanh buôn bán heo thịt và các lò giết mổ heo có hoạt động lén lút tiêm thuốc an thần cho heo để dễ vận chuyển và giúp thịt heo có màu sắc bắt mắt hơn. Điều này theo các chuyên gia sức khỏe là rất tai hại và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng, bởi heo sau khi giết mổ vẫn còn tồn dư rất nhiều dược chất trong thịt.

Tiêm thuốc an thần vào thịt heo làm miếng thịt hồng hào, bắt mắt

Tiêm thuốc an thần vào thịt heo làm miếng thịt hồng hào, bắt mắt

Lý do tiêm thuốc an thần cho heo

Qua kiểm tra, các chuyên gia cho biết loại thuốc an thần sử dụng trong thú y mà người chăn nuôi hay kinh doanh heo thịt đang sử dụng cho heo là loại thuốc có tên thương mại là Prozil, Combistress, thực chất thuốc an thần này đều cùng một loại hoạt chất là Acepromazine.

Trước đây thuốc an thần Acepromazine được sử dụng cho con người nhằm trị giảm đau căng thẳng lo lắng… Ngoài ra, thuốc này thường được sử dụng như là một thuốc tiền gây mê, kèm các thuốc gây mê toàn thân trong phẫu thuật. Tuy nhiên, do khả năng bài thải chậm và độc tính cao nên thuốc chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thú y. Hiện nay trong thú y, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong các trường hợp cần khống chế những con thú lớn, các động vật hung hăng, khó bắt trong quá trình bắt, vận chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc sử dụng hỗ trợ tiền gây mê trong điều trị phẫu thuật ở gia súc.

Thuốc còn có tác dụng làm các mạch máu heo co lại khiến thịt trông hồng hào, bắt mắt hơn và cũng vì đặc điểm này mà nhiều lò mổ sử dụng thuốc nhằm giúp cho thịt heo khi xuất xưởng trông đẹp mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Thịt heo bị tiêm thuốc có hại sức khỏe thế nào?

Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Thọ (Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho biết: "Trong lĩnh vực thú y thuốc chứa hoạt chất Acepromazine chưa có quy định cụ thể và được bán bình thường ở các cửa hàng thuốc thú y. Song theo quy định về thời gian thì phải ngưng dùng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày trước khi thịt con vật thì mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Trường hợp heo được tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn vì thuốc chưa được bài thải ra ngoài hết.

Người ăn loại thịt này về lâu dài có thể bị giãn nở các mạch máu hạ huyết áp hô hấp chậm rối loạn giấc ngủ Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn đối với người già bệnh nhân và trẻ em

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thọ còn cho biết thêm, hiện nay trên thị trường thuốc thú y, ngoài Combistress còn có Prozil - một loại thuốc thú y có chứa hai thành phần chính là Acepromazine và Atropin, cũng có tác dụng tương tự. Khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm.

Dùng thịt heo bị tiêm thuốc an thần gây rối loạn giấc ngủ và nhiều nguy hại khác

Dùng thịt heo bị tiêm thuốc an thần gây rối loạn giấc ngủ và nhiều nguy hại khác

Phân biệt thịt đã bị tiêm thuốc không?

Cũng theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Thọ, chỉ bằng mắt thường chúng ta sẽ rất khó nhận biết được miếng thịt nào có tồn dư thuốc an thần. Về cơ bản, cũng có một số dấu hiệu nhận biết như thịt có màu sắc thật bắt mắt khác lạ, đỏ tươi hơn bình thường, sờ tay vào thấy rất dính, rất dẻo, thịt sát tới da, rất ít mỡ, có thể nghi ngờ là heo khi còn sống đã được sử dụng thuốc không đúng quy định.

Khi mua nên chọn thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều nhau, không có dịch bất thường chảy ra khi thái. Thông thường, thịt "ngậm hóa chất khi chế biến thường ra nhiều nước, vị thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên. Thịt heo bình thường không bị ra nước khi chế biến, thậm chí có thể nở hơn và có mùi thơm đặc trưng.

Ngoài ra, khi chế biến chúng ta có thể chần thịt qua nước sôi và bỏ đi nước đầu. Khi nấu sôi mà thịt bốc mùi lạ, chúng ta nên kiên quyết đổ bỏ, không nên tiếc kẻo dễ rước bệnh vào thân. Hy vọng những mẹo sức khỏe trên đây có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe bạn nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật