Các loại thuốc chữa viêm amidan tốt nhất (đặc trị)

 

Viêm amidan có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, vệ sinh cá nhân kém, mắc các bệnh hô hấp… Với những người bị viêm amidan nhẹ, không nhất thiết phải dùng đến thuốc và các biện pháp điều trị. Bệnh sẽ tự lành nếu bản thân được chăm sóc đúng cách

Trường hợp bị viêm amidan nặng, tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Trong đó, dùng thuốc tây là biện pháp được áp dụng phổ biến và mang đến tác dụng mau chóng. Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm amidan tốt nhất thường được sử dụng

Thuốc kháng sinh

Nếu bị bệnh do vi khuẩn hoặc cần điều trị các ổ nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng khác sinh có tác dụng toàn thân

+ Nhóm kháng sinh Beta – lactam

Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng nhất, bao gồm:

Cephalexine

Thuốc Cephalexine được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản cấp và mãn, giãn phế quản bội nhiễm.

Nhiễm trùng đường tiểu: Viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận cấp và mạn tính…

Nhiễm khuẩn tai mũi họng: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xương chũn, viêm họng, viêm xoang.

Nhiễm khuẩn da, xương, mô mềm

Đối với người trưởng hành, hầu hết các trường hợp dùng thuốc với liều lượng 1 – 2g/ngày, chia thành nhiều lần dùng. Liều lượng cụ thể được quy định như sau:

Trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: 500mg x 3 lần/ngày.

Trẻ từ 5 – 12 tuổi: 250mg x 3 lần/ngày.

Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 125mg x 2 lần/ngày.

Trẻ dưới 1 tuổi: 125mg x 2 lần/ngày.

Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà liều lượng có thể được thay đổi. Đồng thời, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, giảm bạch cầu trung tính… Hãy dùng thuốc đúng theo sư chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn.

Clamoxyl

Đây cũng là một trong các loại thuốc chữa viêm amidan thường được sử dụng. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới, đường tiết niệu – sinh dục, clamoxyl còn được dùng để dự phòng các trường hợp viêm nội tâm mạc.

Trong quá trình điều trị bằng loại thuốc này, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như:

Nổi mẩn

Ngứa

Phản ứng da nặng

Sốc phản vệ

Phù thần kinh mạch

Viêm mạch

Viêm thận môn kẽ

Buồn nôn

Tiêu chảy

Chú ý đề phòng khi sử dụng clamoxyl cho các trường hợp sau:

Người bị nghi ngờ mắc bệnh tăng bạch cần đơn nhân nhiễm khuẩn

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Những đối tượng đang điều trị bằng thuốc kháng đông

Những người bị suy thận cần điều chỉnh liều lượng

Nên dùng thuốc Augmentine theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Nên dùng thuốc Augmentine theo sự chỉ định của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Augmentine

Cũng giống như các kháng sinh trên, thuốc Augmentine được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn phụ khoa… Liều lượng sử dụng được chỉ định tương tự như Amoxicilline.

Các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi điều trị bằng loại thuốc này gồm có:

Ngứa

Tiêu chảy

Ít gặp: Tăng bạch cầu ai toán, buồn nôn, nôn, viêm da, vàng da, tăng men gan, vàng da ứ mật…

Hiếm gặp: Sốc phản vệ, giảm nhẹ tiểu cầu, viêm thận kẽ, viêm da tróc vảy, viêm đại tràng giả mạc, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu, hoại tử biểu bị nhiễm độc…

Không dùng thuốc chữa viêm amidan Amoxicilline cho các trường hợp quá mẫn với penicillin & cephalosporin, phụ nữ có thai. Đồng thời, thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận.

Zinnat

Nhìn chung, các tác dụng phụ của thuốc zinnat thường nhẹ và chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Một số trường hơp có thể bị rối loạn tiêu hóa gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa. Các trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc là rất hiếm.

Để bảo đảm an  toàn, cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm amidan zinnat cho những trường hợp:

Các trường hợp mẫn cảm với penicilline

Phụ nữ có thai và cho con bú

Nhóm kháng sinh Beta – Lactam có hoạt tính phần lớn trên các chủng gram dương và gram âm. Thông thường, chúng đều được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nhanh chóng thủy phân ở niêm mạc ruột và trong máu. Điều này giúp phóng thích thuốc vào bên trong hệ tuần hoàn. Ngoài ra, nên dùng trước hoặc trong bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất.

Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm như nấm. Trong trường hợp này, cần phải ngưng thuốc. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý khi thấy có những biểu hiện bất thường.

+ Kháng sinh chống liên cầu khuẩn:

Pennicilin G được dùng trong các trường hợp bị viêm amidan do liên cầu B  tan huyết nhóm A. Đồng thời, nó còn được dùng để chữa giang mai, ghẻ cóc, dự phòng tái phát viêm thấp khớp cấp tính.

Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:

Mề đay

Sốt

Phù Quincke

Tăng bạch cầu ai toán

Giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu nhưng có khả năng hồi phục.

Sốc phản vệ, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Để bảo đảm an toàn, cần chú ý một số vấn đề sau:

Trong quá trình điều trị viêm amidan bằng pennicilin G, không dùng thuốc để tiêm IV.

Không điều trị bằng Pennicilin G cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Không dùng pennicilin G cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Thông báo cho các bác sĩ về các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng, kể cả vitamin và thảo dược.

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Trong các loại thuốc hạ sốt giảm đau,  Paracetamol được xem là loại chủ đạo, thường được các bác sĩ chỉ định. Vì so với các loại thuốc cùng nhóm, Paracetamol có độ an toàn cao hơn khi được dùng đúng cách, đúng liều lượng.

Để giảm đau, hạ sốt, có thể dùng thuốc dạng đường uống hoặc đặt trực tràng. Và liều lượng được chỉ định như sau:

Đối với trẻ trên 11 tuổi và người trưởng thành: 325 – 650mg/lần. Lần dùng sau cách lần dùng trước từ 4 – 6 tiếng, nhưng không được quá 4g/ngày. Không điều trị quá 4 ngày.

Đối với trẻ em: Liều lượng được chỉ định là 10 – 15mg/kg/liều. Nếu cần thiết, có thể uống thuốc lần 2, lần dùng trước cách lần dùng sau khoảng 4 – 6 tiếng. Nhưng không được quá 5 liều trong 1 ngày và không quá 75mg/ngày.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

Dị ứng, nổi mẩn trên da

Buồn nôn, chán ăn, giảm cân

Đau miệng, sốt, khó thở

Vàng da, vàng mắt

Để bảo đảm an toàn cho bản thân, phải chú ý sử dụng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ. Khi thấy dấu hiệu bất thường, nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách xử lý.

 

Ngoài Paracetamol, các loại thuốc chữa viêm amidan thuộc nhóm giảm đau hạ sốt như Efferalgan, Hapacol, Lyrica… cũng có thể được chỉ định. Nhưng cần phải đảm bảo tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc kháng viêm

Các loại thuốc được dùng trong trường hợp này bao gồm:

Oropivalone

Betadine

Lysopaine

Alphachymotrypcin 4,2mg

Thuốc giảm xung huyết, phù nề

Các loại men chống viêm như A choay, Amitase cũng là các loại thuốc chữa viêm amidan được chỉ định. Với các trường hợp bị ho thì sử dụng các loại thuốc trị ho là điều cần thiết.

Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 9, 0% để súc miệng. Điều này làm giảm được tình trạng sưng viêm, đồng thời loại bỏ bớt các vi khuẩn có hại trong cổ họng.

Dùng các loại thuốc tây chữa bệnh viêm amidan mang đến tác dụng nhanh chóng trong việc khắc phục các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng thường gây nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Vì vậy, khi điều trị cần phải thật thận trọng. Ngoài ra, đối với các trường hợp nặng hoặc bệnh đã chuyển sang mạn tính, nên điều trị bằng phẫu thuật.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật