Dạy trẻ bằng roi vọt: Ngõ cụt trong tư duy giáo dục

Có nhiều ý kiến cho rằng dùng đòn roi để dạy trẻ là bình thường, liệu ai đúng ai sai?

Gần đây tôi đọc được một tin rất buồn, về chuyện một em học sinh lớp 6 qua đời vì bị cô giáo phạt. Có nhiều ý kiến cho rằng đó đơn thuần là tai nạn đáng buồn, có người tự hỏi, liệu ai đúng ai sai?

Trước tiên, tôi khẳng định rằng, tôi phản đối tất cả các hình thức phạt trẻ nhỏ mà có tác động lên thể xác các em. Vì sao?

Cá nhân tôi cho rằng, trên hết, roi vọt thể hiện sự yếu kém của người dạy dỗ. Tôi luôn cho rằng, nếu người đang đứng ra lên mặt dạy dỗ một đứa bé thì nên có đủ uy tín, lời nói của họ nên có đủ trọng lượng với đứa bé tới mức mà một lời nói có đủ sức nặng để các em nghe theo. Nếu cô giáo nói mà học sinh không nghe lời, thì đó không chỉ là lỗi của học sinh, mà còn có cả phần lỗi của giáo viên nữa. Thật thế, nhiều khi roi vọt được sử dụng để khẳng định quyền uy của giáo viên trong lớp học. Bởi vì nói mãi mà học sinh không nghe, nên phải đánh chúng. Việc này chứng tỏ sự yếu kém của giáo viên.

Bởi thế, tôi cho rằng roi vọt nói chung, nhiều khi thể hiện sự bế tắc của người dạy dỗ

Bởi thế, tôi cho rằng roi vọt nói chung, nhiều khi thể hiện sự bế tắc của người dạy dỗ

Không chỉ trong lớp học, mà trong cuộc sống nói chung cũng thế, khi anh ra tối hậu thư với ai đó, ví dụ như: 'Nếu cậu không làm theo lời tôi thì bị đánh đấy', điều này chứng tỏ anh ở vị trí yếu hơn. Vì anh chẳng còn giải pháp nào cả, anh bế tắc, nên anh phải dùng tới tối hậu thư.

Bởi thế, tôi cho rằng roi vọt nói chung, nhiều khi thể hiện sự bế tắc của người dạy dỗ. Nó cho thấy một ngõ cụt trong tư duy giáo dục, nó phản ánh sự thiếu thốn về phương pháp giáo dục, một phương pháp khoa học và hiệu quả. Cái chúng ta thiếu là một phương pháp cụ thể, hiệu quả, đơn giản và thông suốt.

Người đời xưa có câu 'thương cho roi cho vọt'. Thiết nghĩ thời thế thay đổi, tư duy cũng nên thay đổi. Chúng ta không nên bám víu lấy một câu tục ngữ xưa để biện minh cho hành động của mình. Tôi tình cờ đọc được một tài liệu lưu trữ ở thư viện quốc gia Pháp, có một vị giáo sư viết về một câu chuyện ông ta bắt gặp được ở Việt Nam vào đầu thể kỉ 20. Ông ta kể rằng, ông ta có quen một nhà nho. Vị nho sĩ này cho rằng Nho học đã hết thời, nên kiên quyết cho con mình đi học trường Tây. Anh con sau này qua Pháp học rồi quay về, thì hai cha con không nhìn mặt nhau nữa. Lý do là ông bố phát hiện ra cậu con có một lần uống rượu tới say mèm với bạn, và mắng chửi anh này thậm tệ.

Ấy là nước ta 100 năm về trước. Giờ thì sao? Sau giờ làm, được ngày nghỉ, bạn bè gặp nhau… chúng ta đều chén chú chén anh, chuyện này chẳng lấy gì làm to tát.

Cái tôi muốn nói ở đây là khi thời thế thay đổi, thì con người cũng nên thay đổi. Đừng nên bám lấy những thứ xưa cũ mà làm chuẩn mực cho một thế hệ tương lai. Cái đúng, cái sai, theo tôi nghĩ nó cũng là tương đối cả.

Hơn nữa, roi vọt chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề. Chúng ta đánh trẻ em, mong rằng chúng sợ, chúng nhớ lấy để lần sau nghe lời hơn. Tôi cho rằng, dạy dỗ trẻ nhỏ dựa trên nỗi sợ là sai lầm từ căn bản, từ gốc rễ, và quả thực rất khó chấp nhận.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật