Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết

Theo khuyến cáo của các chuyên gia:

- Người bình thường cần uống khoảng 1500 ml nước mỗi ngày,

- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất duy trì lượng nước tối thiểu trên 1000 ml,

- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai thì cần phải uống từ 1500- 2000 ml nước mỗi ngày,

- Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 cần giữ mức uống ở khoảng 1000 – 1500 ml mỗi ngày.

Việc uống nước tưởng chừng như quá đơn giản nhưng trên thực tế có những lưu ý cần phải biết khi mẹ bầu uống nước để con trong bụng có thể phát triển một cách tốt nhất:

Mẹ bầu hạn chế uống nước lạnh, cố gắng uống nước ấm

Trong giai đoạn mang thai, thân nhiệt của phụ nữ thường cao hơn bình thường nên nhiều chị em có xu hướng uống đồ lạnh, nước mát hoặc ăn kem để giải nhiệt,... nhưng đây là hành vi không nên.

Nhiều chị em còn thay thế nước lọc bằng một số thức uống khác như trà, cà phê, nước ngọt có ga… Tuy nhiên, đây là những loại có chứa đường vượt quá 5%, hoàn toàn không thích hợp cho mẹ bầu.

Loại nước tốt nhất cho mẹ bầu trong thời gian này là nước ấm khoảng 40 độ để không gây khó chịu, đồng thời cũng làm dịu cơn ốm nghén ở một mức độ nhất định nào đó.

Mỗi lần uống một lượng ít và chia ra uống nhiều lần

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải thường xuyên thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe. Chính vì vậy mà nhiều mẹ bầu hạn chế uống nước để tránh tiểu đêm. Thế nhưng việc nhịn uống nước sẽ không tốt cho thai nhi.

Trong trường hợp này, mẹ bầu nên uống mỗi lần một lượng ít, nhưng chia làm nhiều lần. Việc uống cách ra như vậy cũng sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ trong bụng. Nếu không muốn đi tiểu đêm, trước khi đi ngủ 2 tiếng mẹ bầu không cần phải uống nước nhưng đảm bảo số lượng nước uống trong ngày vẫn theo tiêu chuẩn là được.

Lợi ích khi bà bầu uống nước

Nước giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở bà bầu thường phổ biến hơn các đối tượng khác. Điều này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và cấu tạo của đường tiết niệu.

Theo đó, uống đủ nước khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Bởi nước giúp làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Ngoài ra, nước có chứa khoáng chất magie sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà chị em sẽ giảm được tình trạng táo bón, trĩ khi mang thai.

Nước giúp giảm tình trạng phù nề, chuột rút

Phù nề và chuột rút vẫn thường xuyên xuất hiện ở bà bầu. Các tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhưng chỉ cần bà bầu uống đủ nước, mọi thứ sẽ được cải thiện.

Cụ thể, tình trạng chuột rút khi mang thai là do thiếu canxi và kali gây ra. Hai chất này thường tồn tại dưới dạng ion kiềm trong nước.

Bà bầu uống nước giúp giảm phù nề, chuột rút

Phù nề thường là do sự tích tụ của các độc tố khi không được loại bỏ hết. Bà bầu uống nước sẽ giúp hệ thống bài tiết hoạt động trơn tru hơn, loại bỏ natri thừa, giảm thiểu phù nề tay chân.

Giảm các triệu chứng khó chịu nhờ nước

Nhiều bà bầu khi mang thai vẫn gặp phải các tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đau đầu, căng thẳng. Uống đủ nước sẽ là cách đơn giản nhất để giảm những khó chịu này.

Nước giúp điều hòa, làm mát cơ thể. Cùng với đó, tình trạng đầy hơi, khó tiêu trong dạ dày do dư thừa axit cũng sẽ được hạn chế bởi nước.Đặc biệt là những loại nước nhiều khoáng chất sẽ giúp làm loãng và trung hòa bớt axit dư.

Lịch uống nước chuẩn cho bà bầu (cốc 250ml)

Lần 1: Ngay sau khi ngủ dậy – nước ấm pha mật ong chanh uống để tráng ruột và đào thải cặn bã.

Lần 2: Trong khi ăn sáng – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn bún, miến, phở, mì có nước thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 3: Giữa buổi sáng – uống 1 cốc trong 20 phút để giữ tỉnh táo (nếu uống sữa hoặc nước hoa quả thì thôi)

Lần 4: Trước bữa trưa 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.

Lần 5: Trong bữa trưa – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 6: Giữa buổi chiều – uống 1 cốc trong 20 phút để cấp nước cho cơ thể (nếu uống sữa hoặc sinh tố/nước ép thì thôi).

Lần 7: Trước bữa tối 30-45 phút – uống 1 cốc từ từ để bôi trơn niêm mạc dạ dày và ruột.

Lần 8: Trong bữa tối – nhấp từng ngụm nhỏ (nếu ăn canh thì không cần thiết) + nhai kỹ thức ăn để dễ tiêu hóa.

Lần 9: Giữa buổi tối – uống 1 cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể sau một ngày dài (nếu uống sữa thì thôi).

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật