Mùa này ăn quýt vừa ngon vừa ngọt nhưng có 5 điều cấm kỵ không phải ai cũng biết

Quýt là loại quả có giá trị dinh dưỡng phong phút. Trong 100 gram quýt, lượng protein cao gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi cũng cao gấp 5 lần, phốt pho nhiều gấp 5,5 lần, vitamin C cũng cao gấp 10 lần so với quả lê.

Quả quýt chứa những thành phần chống oxy hóa giúp năng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa một số bệnh.

Khi ăn quýt, chúng ta cần chú ý một số điểm dưới đây:

Không ăn quýt khi đói

Cũng giống như cam, quýt là loại trái cây chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng axit hữu cơ cao. Ăn cam, quýt khi đói sẽ dễ kích thích niêm mạc dạ dày và làm đau dạ dày.

Không ăn quýt khi vừa phẫu thuật đường tiêu hóa

Quýt chứa nhiều axit citric. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat - một chất có tác dụng chống đông máu.

Chất này có thể kết hợp với ion Ca++ cản trở quá trình tạo thành prothrombinase và thrombin - hai yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu.

Do đó, người vừa phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột mà vết mổ chứa hoàn toàn lành nên hạn chế ăn quýt để tránh hiện tượng cháy máu ở vùng bị tổn thương.

Không nên ăn quýt khi bị ho

Các loại trái cây họ cam quýt giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi đang bị ho, bạn nên hạn chế ăn quýt.

Vỏ quýt có tác dụng trị ho, long đờm nhưng phần thịt (múi quýt) lại có tác dụng ngược lại.

Phần thịt của quả quýt chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều đờm hơn.

Không nên ăn quá nhiều quýt

Mặc dù quýt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên ăn 3 quả mỗi ngày là bổ sung đủ lượng vitamin C mà cơ thể cần. Tiêu thụ quá nhiều vitamin C sẽ làm lượng axit oxalic được chuyển hóa trong cơ thể tăng lên và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Không nên nuốt hạt quýt

Nuốt quá nhiều hạt quýt sẽ khiến chúng và các thức ăn khác trong dạ dày trộn lẫn với nhau tạo thành khối gây tắc nghẽn đường ruột.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật