Bệnh viêm họng ở trẻ chớ coi thường để tránh gây nguy hiểm sức khỏe

Bệnh viêm họng là bệnh hay gặp ở trẻ, do thời tiết mùa hè oi nóng, bé hiếu động chạy nhảy, mồ hôi ra nhiều dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến bệnh.

Làm sao để biết bé bị viêm họng

Khi bị sổ mũi các bé thường hay thở bằng miệng khiến cho vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội xâm nhập, và ở giai đoạn đầu của bệnh bé thường khát nước, đau rát cổ họng nuốt thức ăn khó, đồng thời có kèm theo ho và khàn tiếng, họng bị viêm tấy khiến bé sốt cao có thể 38-39 độ C, nổi hạch vùng cổ, ăn ngủ kém.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm họng, điển hình có các nguyên nhân như nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, khói bụi tấn công hệ hô hấp làm giảm sức đề kháng của bé dẫn tới viêm họng. Ngoài ra có thể con do các loại virus, vi khuẩn...

Khi bị viêm họng sức đề kháng của trẻ kém, thông thường thì sau 3-5 ngày bệnh sẽ khỏi nhưng cũng có trường hợp bệnh có thể tiến triển thành viêm họng mạn hoặc gây các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, thậm chí là viêm cầu thận cấp.

Phòng và điều trị bệnh viêm họng cho trẻ như thế nào?

Để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi bệnh thì phòng ngừa bệnh tái phát là quan trọng nhất, bạn phải giữ ấm và sạch vùng họng cho bé bằng cách hạn chế bé uống nước đá, súc miệng bằng nước muối pha loãng hay dung dịch Nacl 0.9% sau khi ngủ dậy và sau khi ăn, không để nhiệt độ điều hòa quá thấp, khi bé ra mồ hôi cha mẹ cần thay quần áo và lau khô người cho bé đề phòng nhiễm lạnh.

Điều trị viêm họng, chủ yếu là trị triệu chứng bệnh. Nếu bệnh ở thể nhẹ, có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian.

Cắt chanh thành lát mỏng, ngậm kèm với mấy hột muối có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Uống nước lá tía tô hoặc ăn cháo tía tô nóng giúp giải cảm, diệt khuẩn, làm ấm họng, giảm cảm giác ngứa rát họng.

Ngoài ra, khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường bụi bẩn nên đeo khẩu trang và súc miệng bằng nước muỗi loãng khi về nhà để loại trừ vi khuẩn.

Bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như ngâm chanh đào với mật ong cho bé ngậm, hay quất hấp mật ong cũng là cách chữa ho hiệu quả...

Trường hợp bé ho kéo dài quá 5 ngày mà không thuyên giảm bạn cần đưa trẻ tới bác sĩ để có hướng điều trị tốt tránh trường hợp đáng tiếc sảy ra như có thể viêm phế quản, thanh quản

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật