Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe không thể xem thường
Trẻ mở miệng khi ngủ
Thở bằng miệng khi ngủ không phải là một hoạt động sinh học bình thường. Cơ thể con người được tạo ra tự nhiên để thở bằng mũi và việc thở bằng mũi rất quan trọng khi nó là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe.
Vì mũi lọc không khí chúng ta hít vào, loại bỏ chất độc và các phần tử lạ. Không khí sẽ được làm ẩm và làm ấm khi qua mũi để phù hợp với phổi đồng thời giúp chúng ta ngửi được mọi mùi vị ở thế giới xung quanh. Việc thở bằng miệng có thể thỉnh thoảng diễn ra khi chúng ta nói chuyện hoặc tham gia vào các hoạt động thể chất.
Do vậy nếu trẻ thường xuyên thở bằng miệng lúc ngủ thì có thể trẻ đang gặp một số vấn đề về sức khỏe.
Nghiêm trọng đó có thể là biểu hiện của chứng ngưng thở lúc ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ xảy ra khi các mô của đường hô hấp trên và vòm miệng mềm sập xuống khi ngủ, làm tắc một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung cấp không khí.
Lúc này, não cảm nhận được sự nguy hiểm và tạo ra tín hiệu để đánh thức chúng ta; sau đó các cơ co lại và tạo ra những tắc nghẽn. Những sự gián đoạn này có thể xảy ra từ 5 đến 30 lần mỗi giờ trong suốt cả đêm.
Bản thân chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe về gan, tim và trao đổi chất ở trẻ.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy, những trẻ bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giảm đáng kể lượng chất xám - khu vực xử lý thông tin của não.
Những tổn thương về chất xám xuất hiện trong một loạt các vùng não, bao gồm: vỏ não phía trước - có liên quan đến giải quyết vấn đề, chuyển động, ngôn ngữ, trí nhớ, điều khiển xung lực và phán đoán; vùng vỏ não trước trán - xử lý các hành vi phức tạp, tính cách và lập kế hoạch; vỏ não trán - liên kết với đầu vào các giác quan; thái thùy dương - điều khiển việc nghe và nghe có chọn lọc và cuống não - kiểm soát chức năng hô hấp và tim mạch.
Những tác hại do rối loạn thở trong khi ngủ ở trẻ
Xã hội: tiếng ngáy ngủ của trẻ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của những trẻ khác khi ngủ chung một phòng ở nhà hoặc trường học.
Học tập: do ngủ không đủ giấc, nên trẻ hay buồn ngủ ban ngày, ủ rũ dẫn đến giảm tập trung khi học hoặc làm việc.
Đái dầm: SDB có thể làm tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, có thể dẫn đến đái dầm.
Tăng trưởng: SDB có thể làm cho việc sản xuất hormone tăng trưởng giảm, dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ.
Béo phì: SBD có thể làm cho cơ thể trẻ tăng sức đề kháng với insulin; ban ngày mệt mỏi nên giảm hoạt động thể chất, tình trạng này là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì.
Tim mạch: tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể liên quan với việc tăng nguy cơ cao huyết áp, những bệnh tim mạch khác và bệnh ở phổi.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:08 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:05 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:06 28/02/2019)
- Cách phát hiện sớm mất thính lực ở trẻ không thể không biết (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023