Các chấn thương trẻ thường gặp khi được sinh ra nên đề phòng

Trong quá trình sinh, trẻ có thể gặp phải những chấn thương, nhẹ có thể tự khỏi nhưng với nặng có thể để lại hậu quả vĩnh viễn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Việc mẹ khó sinh hoặc các tổn thương cho bé có thể xảy ra do kích thước của trẻ khi sinh hay tư thế trẻ trong lúc chuyển dạ và sinh đẻ. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới việc sinh đẻ dễ dẫn đến chấn thương cho trẻ khi sinh, bao gồm:

- Trẻ có cân nặng lớn hơn 4000 gam.

- Trẻ sinh non trước 37 tuần (cơ thể mỏng manh, yếu ớt hơn nên dễ bị tổn thương hơn những trẻ sinh đủ tháng).

- Kích thước và hình dạng xương chậu của mẹ không thích hợp cho trẻ sinh qua đường âm đạo.

- Đẻ khó, thời gian chuyển dạ kéo dài.

- Quy trình sinh đẻ bất thường, trẻ có ngôi mông trong lúc chuyển dạ.

Một số chấn thương mà trẻ thường gặp trong quá trình sinh đẻ

Chấn thương khi sinh có thể để lại hậu quả vĩnh viễn cho trẻ

Chấn thương khi sinh có thể để lại hậu quả vĩnh viễn cho trẻ

1. Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Xảy ra khi các đám rối thần kinh cánh tay bị tổn thương. Các trường hợp xảy ra chủ yếu do nguyên nhân khó khăn trong lúc đẻ do vai của trẻ. Trẻ mất đi khả năng gập khuỷu tay hoặc xoay cánh tay. Nếu các tổn thương chỉ gây ra bầm tím và sưng xung quanh các dây thần kinh thì khả năng vận động của trẻ sẽ hồi phục trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị rách hoặc đứt hẳn thì có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Những trường hợp như vậy trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2. Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là chấn thương thường gặp nhất trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ. Xương đòn có thể bị gãy khi đẻ khó do vai của trẻ hoặc trường hợp trẻ sinh ngôi mông. Các trường hợp trẻ có xương đòn bị gãy thì hiếm khi di chuyển được cánh tay ở bên bị gãy. Tuy nhiên, việc phục hồi có thể diễn ra nhanh chóng. Sự nối liền của xương đòn thường phát triển trong 10 ngày đầu sau sinh. Việc gãy xương khiến trẻ đau đớn, cần hạn chế chuyển động của cánh tay và vai đồng thời sử dụng băng mềm hoặc nẹp để cố định xương.

3. Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc là do các mạch máu nhỏ trong mắt bị vỡ. Một hoặc cả hai mắt của trẻ sẽ có những vệt màu đỏ tươi trong lòng trắng của mắt. Điều này khá phổ biến và không gây tổn thương cho mắt. Các vết đỏ này thường sẽ hết trong 1 tuần hoặc 10 ngày.

4. Chấn thương thần kinh mặt

Trong quá trình chuyển dạ hay sinh đẻ, việc khuôn mặt trẻ bị phải chịu một sức ép nào đó có thể khiến các dây thần kinh mặt bị tổn thương dẫn đến tê liệt mặt. Điều này cũng có thể xảy ra do sử dụng kẹp để kéo trẻ trong khi sinh. Dấu hiệu có thể nhận thấy khi trẻ khóc, không có sự chuyển động ở bên mặt bị chấn thương và mắt không khép được. Nếu các dây thần kinh chỉ bị thương nhẹ, tình trạng tê liệt có thể được cải thiện trong vài tuần. Nếu các dây thần kinh bị rách thì cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

5. Tụ máu não

Chảy máu dưới màng xương thường gọi là u đầu hay sưng da đầu, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da đầu. Thường xuất hiện vài giờ sau sinh, tuy nhiên theo thời gian cơ thể sẽ hấp thu máu nên tùy vào kích cỡ mà khối u sẽ tự tan trong vòng 2 tuần đến vài tháng. Ngoài ra, các trường hợp nặng trẻ có thể bị nứt xương, lõm sọ hoặc các thương tổn dẫn tới máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật