Tác hại và những nguy hiểm khi tự ý chữa ho đàm ở trẻ nhỏ

Nhiều bà mẹ vì chủ quan nên đã tự điều trị cho con, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Tác hại của ho đàm

Hệ hô hấp ở trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên sức đề kháng rất kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Trẻ bị ho có đàm có thể do nhiều nguyên nhân như: dị ứng với bụi nhà, phấn hoa, nước hoa… hay môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường. Ho đàm gây tức ngực, mệt mỏi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đảo lộn cuộc sống gia đình. Ở trẻ nhỏ, do chưa có khả năng tự khạc đàm ra khỏi họng mỗi khi ho nên ho đàm rất lâu khỏi khiến cha mẹ mất ăn, mất ngủ.

Sai một ly, đi một dặm

Vì nôn nóng, chỉ cần thấy con khục khặc ho có đàm, nhiều bà mẹ đã vội vã ra nhà thuốc mua kháng sinh về cho con uống. Trong khi đó, theo các chuyên gia, kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm khuẫn hô hấp do vi trùng như viêm họng do liên cầu trùng, viêm tai giữa cấp và đặc biệt là viêm phổi. Trong trường hợp trẻ bị cảm ho thông thường (đa số là do vi-rút), dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc lạm dụng kháng sinh còn có nhiều tác hại như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, nhất là vi trùng sẽ kháng thuốc.

Hiện nay, xu hướng của rất nhiều bà mẹ là sử dụng các biện pháp dân gian để tan đàm, hết ho. Tuy nhiên, mỗi phương pháp, mỗi bài thuốc dân gian đều có cái đúng và chưa đúng, tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, thể trạng của từng người. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc áp dụng như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia.

Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc trị ho

Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc trị ho 

Trên thực tế, đã có bà mẹ lên mạng thấy nhiều người truyền nhau cách chữa đàm bằng cách xắt hành tây nửa chén, phủ mật ong lên, để qua đêm, sau đó hấp vào nồi cơm và cho bé uống nên làm theo. Kết quả là sau khi uống, đứa bé có biểu hiện tím tái, khó thở phải nhập viện. Nguyên nhân là do bà mẹ đó đã cho con uống quá nhiều dẫn đến ngộ độc.

Trong trường hợp trẻ ho nhiều dẫn đến mất ngủ, đau ngực… nhưng không có dấu hiệu bệnh nặng nguy hiểm, cha mẹ nên cho trẻ dùng một loại thuốc ho long đàm an toàn phù hợp với lứa tuổi theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, trong trường hợp trẻ ho có đàm và dùng thuốc ho có tính chất long đàm thì trong vài lần đầu dùng thuốc, trẻ có thể ho nhiều hơn. Nhưng nhờ vậy, đàm sẽ được tống xuất ra ngoài dễ dàng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.

Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Khi thấy trẻ ho mà nhịp thở bất thường như: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào; ho khạc đàm mủ, ho ra máu; ho kéo dài trên 3 tuần không đáp ứng với các điều trị triệu chứng ho thông thường nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Không nên dùng thuốc ức chế phản xạ ho khi trẻ ho có đàm bởi loại thuốc này chỉ thích hợp để dùng trong trường hợp ho khan nên sẽ làm đàm khô quánh đặc, khó tống đàm, cản trở đường thở. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý làm sạch mũi cho bé bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, đặc biệt trước khi đi ngủ.

Không sử dụng các thực phẩm như: sữa tươi, sữa chua, pho mát, bơ, đậu nành. Bởi những thực phẩm này khi ăn sẽ kích thích tiết chất nhầy, tạo đờm và rất khó tiêu. Nên cho bé uống nhiều nước lọc để làm long đàm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật