Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu này nên đi khám gấp
Khi bị nổi hạch (sưng hạch) trên cơ thể, suy nghĩ đầu tiên của nhiều người là "có phải tôi bị ung thư?" Thực tế việc nổi hạch trên cơ thể có nhiều khả năng được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn và chúng thường sẽ hết khi cơ thể bạn lành lại.
Nhưng đôi khi, các tế bào ung thư sẽ di chuyển qua dòng máu và kết thúc trong các hạch bạch huyết hoặc thậm chí bắt đầu ở đó và gây sưng hạch, nổi hạch trên cơ thể. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra những thay đổi trong cơ thể bạn.
Tại sao hạch lại sưng lên?
Có hơn 600 hạch bạch huyết nhỏ phân bổ trên khắp cơ thể. (Ảnh minh họa)
Có hơn 600 hạch bạch huyết nhỏ, hình hạt đậu phân bổ thành từng đám khắp cơ thể: dưới cổ, ở nách và bẹn, ở giữa ngực và bụng. Những tế bào này lưu trữ các tế bào miễn dịch và hoạt động như bộ lọc để loại bỏ vi trùng, tế bào chết và bị hư hỏng cũng như các chất thải khác khỏi cơ thể bạn.
Các hạch bạch huyết bị sưng là một dấu hiệu cho thấy chúng đang làm việc chăm chỉ. Có thể một khu vực nào đó bị tích tụ nhiều chất thải, vi trùng hơn nên các tế bào miễn dịch đang tập trung tới đó để xử lý.
Sưng thường là dấu hiệu của một loại nhiễm trùng nào đó, nhưng nó cũng có thể là do một tình trạng như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus, hoặc có thể là ung thư dù rất hiếm.
Thông thường, các hạch bạch huyết sưng lên sẽ gần với nơi có vấn đề. Khi bị viêm họng, các hạch bạch huyết ở cổ có thể sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú có thể bị sưng hạch bạch huyết ở nách.
Khi một số khu vực của các hạch bạch huyết bị sưng lên, điều đó cho thấy vấn đề là ở khắp cơ thể bạn. Nó có thể là bệnh thủy đậu, HIV hoặc một bệnh ung thư như bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch.
Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư?
Nếu bạn thấy hạch bạch huyết sưng lên khi bị cảm lạnh, răng bị nhiễm trùng hoặc vết thương không lành thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể biết lý do gì gây ra nổi hạch, sưng hạch trên cơ thể, bạn nên đi khám.
Bác sĩ nội khoa Daniel Sullivan cho biết bạn nên đi khám khi hạch nổi lên có các biểu hiện dưới đây, bởi đó có thể là dấu hiệu của ung thư.
- Kích thước hạch to (đường kính từ 1 cm trở lên).
- Hạch không mềm hay đau.
- Hạch không giảm và tồn tại hơn 2 tuần
Thời gian 2 tuần là thời gian để xác định sơ bộ xem đó có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Nếu hạch tồn tại hơn 2 tuần và thậm chí còn sưng to hơn, hãy đi khám sớm.
Kích thước hạch to và hạch không giảm sau 2 tuần, bạn nên đi khám sớm vì đó có thể là dấu hiệu ung thư. (Ảnh minh họa)
Bạn cũng nên cân nhắc đi kiểm tra nếu hạch nổi lên kèm theo các dấu hiệu như:
- Khó thơ hoặc nuốt
- Đổ mồ hôi đêm
- Sốt không giảm
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi kéo dài
Những bệnh ung thư nào liên quan đến sưng hạch bạch huyết
Mặc dù hiếm gặp, các hạch bạch huyết sưng lên có thể là dấu hiệu của ung thư. Hai bệnh ung thư nguyên phát liên quan đến sưng hạch bạch huyết là ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
Ung thư hạch bạch huyết
Hai loại ung thư hạch phổ biến là ung thư hạch Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin. Cùng với sưng hạch bạch huyết, ung thư hạch còn có các triệu chứng như:
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Giảm cân không giải thích được
- Sốt
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư hạch bao gồm:
- Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng bị ung thư hạch hơn.
- Tuổi tác: Một số loại ung thư hạch thường gặp ở những người trên 55 tuổi, trong khi những loại khác thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Hệ miễn dịch: Nếu bạn đã có một tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc bạn dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, bạn có thể có nguy cơ cao bị ung thư hạch.
Bệnh bạch cầu
Cơ thể nổi hạch kèm theo chân tay bị bầm tím không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu bệnh bạch cầu. (Ảnh minh họa)
Bệnh bạch cầu gây ra sự gia tăng các tế bào bạch cầu bất thường, sau đó lấn át những tế bào khỏe mạnh chống lại nhiễm trùng. Một triệu chứng của bệnh bạch cầu là sưng hạch bạch huyết. Các cụm tế bào bạch cầu bất thường tập trung trong các hạch bạch huyết của bạn, dẫn đến sưng hạch.
Các triệu chứng khác của bệnh bạch cầu đi kèm với các hạch bạch huyết bị sưng bao gồm:
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím
- Khó chịu dưới xương sườn bên trái
Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn nếu bạn:
- Hút thuốc lá
- Có tiền sử bệnh bạch cầu trong gia đình bạn
- Đã được hóa trị hoặc xạ trị từ điều trị ung thư trước đó
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:09 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:01 18/03/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:07 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:07 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:08 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:05 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:08 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:07 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:03 16/08/2020)
- Giới trẻ lười vận động, chỉ thích ngồi một chỗ cần xem... (Thứ năm, 11:45:00 13/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023