Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp vấn đề, khám ngay còn kịp
Sức khỏe của trái tim là mối quan tâm của tất cả mọi người, sức khỏe của tim quyết định cuộc sống của bạn có hạnh phúc hay không, chất lượng cuộc sống tốt hay xấu. Tuy nhiên, chính những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người khiến tim bị tổn thương. Sự thay đổi của tim sẽ có biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài.
Một tím: Môi tím
Màu môi của người khỏe mạnh bình thường sẽ có màu hồng, sáng bóng là do môi có rất nhiều mao mạch, thể hiện màu và chất lượng máu tốt. Nếu môi chuyển sang màu tím cho thấy cơ thể đang trong tình trạng thiếu oxy. Tất nhiên, tình trạng thiếu oxy ngắn hạn không có ảnh hưởng gì, nhưng nếu thiếu oxy trong thời gian dài, bạn phải đến bệnh viện kịp thời để kiểm tra chức năng tim phổi. Bởi vì hai cơ quan này một khi xuất hiện bất thường, thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển máu trong cơ thể. Một phần của chức năng của máu là vận chuyển oxy và tốc độ cung cấp oxy bị giảm, điều này sẽ khiến môi trở nên tím tái.
Hai yếu: Mạch yếu, cơ dưới ngón tay cái yếu
Đối với một người khỏe mạnh, nhịp tim đập sẽ đều đặn, trong khoảng 60-100 nhịp/phút. Nếu mạch yếu, khó cảm nhận thấy mạch hoặc số lượng nhịp mạch thấp hơn bình thường, đó có thể là do nhịp tim chậm. Đó là một dấu hiệu quan trọng của bệnh tim như nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính...
Phần cơ dưới ngón tay cái là nơi ngón tay cái và lòng bàn tay của chúng ta được kết nối. Trong trường hợp bình thường, nó rất linh hoạt và đàn hồi nhanh chóng sau khi nhấn xuống bằng ngón tay.
Nhưng đối với những người có trái tim không khỏe, phần này sẽ thiếu đi độ đàn hồi. Nếu bạn nhấn nó xuống mà sự đàn hồi chậm, điều này cho thấy tim bạn đang có vấn đề.
Ba nhiều: Tức ngực nhiều, đổ mồ hôi nhiều và đau nhiều
Bệnh tim thường có các triệu chứng khó chịu như tức ngực, khó thở, thở kém. Ngoài ra, bệnh tim có thể gây ra sự hưng phấn bất thường với các dây thần kinh giao cảm của cơ thể khiến bạn đổ mồ hôi bất thường. Đặc biệt là ở vùng cổ, lòng bàn tay, da đầu, lưng và bàn chân. Nếu những vùng này đổ mồ hôi nhiều dù không hoạt động mạnh, bạn nên cẩn thận.
Các vấn đề về tim cũng có thể gây đau ở nhiều vị trí khác nhau, không phải ở tim. Chẳng hạn, bạn bị đau răng nghiêm trọng nhưng vị trí đau lại không rõ ràng, việc dùng thuốc giảm đau cũng vô ích, nó có khả năng là đau răng do tim.
Đôi khi, cơn đau do nhồi máu cơ tim cũng khiến đau quanh ngực, cổ, hầu họng, vai, lưng và bụng. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tim và cần phải bắt đầu chú ý đến việc duy trì sức khỏe của trái tim.
Để bảo vệ sức khỏe của tim, bạn cần tránh 4 việc và duy trì 3 nguyên tắc
4 việc cần tránh
1. Lười vận động: Ngồi nhiều, không vận động trong thời gian dài không chỉ gây béo phì, mắc các bệnh về cột sống cổ và thắt lưng mà còn làm chậm tốc độ lưu thông của máu, tăng độ nhớt của máu, điều kiện thuận lợi để hình thành các mảng xơ vữa động mạch và huyết khối.
2. Ăn nhiều đồ cay, mặn
Những các món cay thực sự rất ngon nhưng chúng thường gây hại cho mạch máu, tim, thận và não. Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tổn thương nội mô mạch máu và đẩy nhanh quá trình xơ cứng mạch máu, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.
3. Tâm trạng thay đổi quá mức
Buồn rầu quá mức và vui sướng quá mức đều có hại cho sức khỏe. Trong cuộc sống hàng ngày, những người có tâm trạng tốt, điều hòa được cảm xúc ở mức bình thường có sức khỏe tốt hơn những người dễ bị kích động. Chính vì buồn, vui quá độ sẽ gây rối loạn nội tiết trong cơ thể, trường hợp nặng sẽ làm thay đổi nhịp tim và xuất hiện rung nhĩ dẫn đến cơ thể không được khỏe mạnh.
4. Thức khuya
Thức khuya và mất ngủ trong thời gian dài không chỉ gây rối loạn nhịp tim mà còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của gan, đồng thời các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người có thời gian ngủ ngắn, chất lượng giấc ngủ kém thì có nguy cơ mắc bệnh gút và béo phì cao hơn người bình thường.
3 nguyên tắc bảo vệ tim
1. Cải thiện chế độ ăn: Thứ nhất là giảm ăn nhiều muối, nhiều chất béo, nhiều đường. Thứ hai là ăn nhiều rau quả tươi, uống nước vừa phải, có bệnh tim thì không nên uống quá nhiều.
2. Điều chỉnh giấc ngủ: Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, sảng khoái vào ngày hôm sau mà còn là một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe tim mạch.
3. Thường xuyên tập thể dục: Cơ thể khỏe mạnh, phần lớn nằm ở tập thể dục, mọi người có thể lựa chọn một số bài tập như aerobic, bơi lội, đạp xe,… có tác dụng tăng cường chức năng tim và lưu thông máu thuận lợi.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:05 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:00 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:02 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:09 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:05 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:07 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:02 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:07 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:07 18/09/2020)
- Giới trẻ lười vận động, chỉ thích ngồi một chỗ cần xem... (Thứ năm, 11:45:05 13/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023