Lý giải câu hỏi: Tại sao đàn ông bị mất khúc xương ở 'của quý'?

Dương vật của người không có xương, trong khi cơ quan sinh dục của giống đực ở khỉ đột, tinh tinh và khỉ nhỏ macac thì lại có. Tại sao loài người lại mất đi một phần "khí giới" như vậy?

Thậm chí đến con chuột đực cũng có mẩu xương nhỏ ở dương vật

Một nghiên cứu mới cho biết, ngay cả những tổ tiên cổ xưa nhất của loài linh trưởng và dã thú ăn thịt thì bộ phận phục vụ giao cấu cũng có xương.

Câu hỏi đặt ra là tại sao qua thời gian các đại diện phái nam của loài người lại mất đi một phần "khí giới" như vậy?

Trong công trình mới của các nhà nghiên cứu Anh có nhận xét rằng tổ tiên còn khảo cứu được của toàn bộ các động vật có vú đều không có xương trong dương vật. Có thể từ rất xa xưa đầu tiên "xương ngọc hành" xuất hiện ở loài động vật có vú vào khoảng cách đây 95 triệu năm.

Các chuyên gia cho rằng qua sự biến thiên của thời gian trong dương cụ trên cơ thể các tổ tiên của con người đã dần tiêu mất "xương ngọc hành" (os penis hay baculum) vì rằng hệ thống tìm bạn tình của tổ tiên loài người đã thay đổi, ngày càng thường xây dựng quan hệ phối ngẫu kiểu một nam một nữ nhiều hơn.

Cũng có quan điểm của một số nhà khoa học, cho rằng có lẽ người đàn ông cổ đại cũng từng có khúc xương trong "của quý" nhưng lại "quá nhỏ để bảo lưu và truyền tiếp cho các thế hệ sau". Ví dụ, chiều dài baculum của tinh tinh hiện nay cũng chỉ khoảng 6 mm.

Thậm chí có giả thiết hoàn toàn phi khoa học và như chuyện đùa, rằng tạo hóa đã rút lấy khúc xương đó của người nam, để làm ra đối ngẫu nữ giới!!! 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật