Thị lực tốt giúp trẻ tư duy, ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh tốt hơn
Đối với trẻ nhỏ, quan sát là bước đầu tiên của tư duy do đó thị giác giữ vai trò quyết định đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh của các bé.
Đối với trẻ nhỏ, quan sát là bước đầu tiên của tư duy do đó thị giác giữ vai trò quyết định đối với khả năng ghi nhớ và học hỏi thế giới xung quanh của các bé. Vậy bố mẹ cần lưu ý điều gì để thị lực của trẻ tốt nhất?
Thị giác có lẽ là món quà quý giá nhất mà tạo hóa ban tặng cho mỗi em bé khi chào đời. Đôi mắt giúp các em tiếp xúc với thế giới xung quanh, bước vào thế giới đa dạng, nhiều màu sắc, thế giới của tri thức nhờ đó trưởng thành cả về thể chất và trí tuệ.
Vậy mối liên hệ giữa đôi mắt (thị giác) và não bộ diễn ra như thế nào: Khi bé nhìn thấy 1 vật trước mắt, võng mạc mắt sẽ ghi nhận thông tin và truyền tín hiệu qua dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não thị giác sau đó tín hiệu chuyển đến nhiều phần khác nhau của vỏ não, các thông tin được xử lý rồi chuyển lại về võng mạc giúp bé nhìn được hình ảnh cũng như hướng xử lý với sự việc. Những kích thích thị giác dù là nhỏ nhất cũng khiến các tế bào thần kinh truyền đi vô số kết nối thông tin với các tế bào khác. Chính những tác động thị giác thường xuyên như vậy giúp cho võng mạc, thần kinh thị giác và trí não của trẻ sẽ không ngừng được kích hoạt và phát triển”.
Hiện nay, sự phát triển của khoa học hiện đại đã tạo cho các bậc bố mẹ rất nhiều áp lực, và đã gián tiếp tạo áp lực cho các con mình. Các bé phải học nhiều hơn trước, ban ngày học chính khóa, buổi tối thì học thêm, việc ăn uống cũng không được đầy đủ. Các buổi thư giãn ngoài trời bị giảm thiểu vì sân chơi của các bé ngày càng thu hẹp. Thời gian rỗi của các bé thường gắn liền với máy tính, hoặc ti vi. Hơn nữa, các bé lại chưa có ý thức tự bảo vệ đôi mắt của mình. Những điều đó làm đôi mắt của các bé bị tổn thương, suy giảm thị lực, cận thị, quáng gà dẫn đến nhìn mờ, mỏi mắt, nhức đầu khiến các bé không tập trung học, chỉ muốn ngủ, nên sự sáng tạo tư duy bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo thống kê gần đây tật khúc xạ (cận thị, loạn thị) đang là căn bệnh báo động trong lứa tuổi học đường, có khoảng 3 triệu trẻ em độ tuổi 0-15 tuổi mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính (trong đó tỷ lệ cận thị chiếm 2/3) và tập trung chủ yếu ở đô thị.
Vì vậy để bé có sự phát triển trí não tốt nhất, cha mẹ đừng quên bảo vệ mắt cho con. Nhưng để cho bé có đôi mắt khỏe mạnh thật sự, việc nắm rõ các yếu tố chính tác động tới mắt bé là điều rất quan trọng.
Một số lưu ý dưới đây hi vọng sẽ giúp bố mẹ có cách chăm sóc mắt cho con hiệu quả nhất:
Lá gan khỏe mạnh là tiền đề cho đôi mắt khỏe:
Theo YHCT, “can khai khiếu ra mắt” tức là mắt khỏe hay yếu đều do chức năng hoạt động của gan. Gan là nơi tàng trữ và điều tiết lượng máu nuôi dưỡng cho mắt, khi chức năng gan kém không cung cấp đủ máu lên nuôi dưỡng mắt làm mắt suy yếu, gây bệnh quáng gà, giảm thị lực (cận thị), khô mắt. Gan yếu cũng khiến cản trở hấp thu Vitamin A, là nguyên nhân gây bệnh quáng gà.Vì vậy cha mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm tốt cho mắt (bí đỏ, gấc, cà rốt…). Ngoài ra, các thuốc bổ mắt với cơ chế tại gan, bổ gan thận cũng là những biện pháp rất hiệu quả cho bệnh suy giảm thị lực của bé.
Giảm tối đa căng thẳng cho mắt của bé:
Nên cho con đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya để đọc sách – nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… Nên khuyến khích con tham gia hoạt động ngoài trời giúp bé phát triển tư duy tốt hơn và không bị còi xương do thiếu vitamin D.
Giúp con bảo vệ thị lực trong ánh mặt trời:
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Trước 12 tuổi, thủy tinh thể của bé chỉ có thể ngăn cản khoảng một phần tư các tia cực tím, và phản xạ chớp mắt của bé chưa được tốt trước các tác động có hại đến mắt.
Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang mũ rộng vàng và mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
Bố mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ khi con phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và nhức đầu thường xuyên, sức học giảm sút vì suy giảm thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.
Bài viết cùng chuyên mục
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:02 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:08 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:07 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:06 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:05 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:01 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:02 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:01 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:02 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:09 16/08/2020)
Video nổi bật
Sản phẩm mới
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023