Vì sao trẻ hay mắc giun kim và cách nào để phòng tránh?

Có phải trẻ nhỏ nhất là trẻ ở nông thôn hay mắc bệnh giun kim không? Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách phòng tránh?

Nguyễn Thanh Thu (Nam Định)

Trẻ mắc giun kim hay ngứa ở hậu môn

Trẻ mắc giun kim hay ngứa ở hậu môn

Giun kim là một loại ký sinh trùng sống trong ruột non. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm và bò ra ngoài nên làm ngứa hậu môn. Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Đúng là trẻ nhỏ dễ mắc hơn người lớn. Vì khi trẻ ngứa hậu môn, lấy tay gãi, giun bám vào tay, móng tay trẻ và khi trẻ mút tay, giun theo miệng rồi chui vào dạ dày do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.

Triệu chứng điển hình nhất để biết trẻ mắc giun kim là ngứa ở hậu môn, bứt rứt trong người khiến trẻ khó ngủ, khóc đêm. Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, âm đạo, cổ tử cung và gây viêm nhiễm. Bệnh giun kim có thể sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm. Để phòng bệnh, hãy rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nên cho trẻ mút tay, mặc quần thủng đít, hay cởi truồng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật