Bế tắc khi dạy con, cha mẹ phải làm sao để trẻ bớt bướng bỉnh?

Khi con cái trở nên bướng bỉnh thì cha mẹ nên thay đổi cách dạy con, cho trẻ tham gia các khóa học thiết thực và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nhiều cha mẹ hiện nay đều rơi vào trường hợp bế tắc trong việc dạy con vì đứa trẻ không vâng lời. Càng lớn, trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, việc dạy dỗ và định hướng đúng đắn của cha mẹ vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ khi trưởng thành. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có phương pháp giáo dục con và cách ứng xử phù hợp. Nếu bạn đang bế tắc thì hãy tham khảo một số cách sau:

Thay đổi cách dạy con

Cha mẹ cần bình tĩnh và nhìn nhận toàn diện và khách quan cách dạy dỗ trẻ của mình đã phù hợp hay chưa. Nếu bạn thấy có những sai lầm thì hãy tìm cách sửa chữa ngay lập tức và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn:

- Nhất quán trong cách ứng xử với con trẻ: Cha mẹ không nên vừa quản thúc trẻ nghiêm ngặt vừa lại lơi lỏng trẻ không đúng chỗ. Vì vậy cần có sự nhất quán trong việc dạy dỗ trẻ để điều hòa và cân bằng cách ứng xử và điều chỉnh hành vi của trẻ, để trẻ phải 'tâm phục khẩu phục'.

Thay vì roi vọt, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ (Ảnh: Internet)

Thay vì roi vọt, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ (Ảnh: Internet)

- Luôn lắng nghe con thay vì quát mắng: Trẻ càng cứng đầu thì nhiều cha mẹ lại càng không ngừng dùng lời quát nạt lẫn roi vọt nhằm dạy trẻ. Thay vào đó, bạn nên tôn trọng trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ, chấp nhận suy nghĩ của trẻ nếu điều đó phù hợp. Luôn quan tâm và gợi mở khéo léo để trẻ dễ dàng tâm sự và nói lên suy nghĩ của mình.

- Tránh áp đặt tiêu cực và kỳ vọng quá nhiều: Cha mẹ không nên áp đặt con trẻ theo ý mình một cách tiêu cực. Nên xây dựng cho trẻ mục tiêu mà trẻ có thể đạt được và khuyến khích, thúc đẩy trẻ thực hiện, rồi lại đưa ra mục tiêu cao hơn để con bạn không ngừng phấn đấu. Tránh kỳ vọng quá nhiều, sẽ khiến trẻ thấy áp lực thậm chí sợ hãi và tỏ thái độ phản kháng.

Cho trẻ tham gia các khóa học thiết thực

Bạn nên cho trẻ tham gia những khóa học ngắn hạn, có tính thực tiễn cao, phù hợp với trẻ để kích thích trẻ bộc lộ khả năng của bản thân, tự khẳng định mình để trẻ khám phá được những đam mê, sở thích và tài năng của chúng. Điều này sẽ giúp trẻ thấy mình có ích cho xã hội, trở nên hoạt bát, hướng thiện và thay đổi tích cực hơn trong hành vi.

Chính vì vậy, thay vì bó buộc trẻ trong những khuôn phép, bạn nên đưa trẻ tham gia các hoạt động xã hội, lựa chọn những khóa học ngắn hạn để trẻ có thể thoải mái phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ và nhân cách đạo đức.

Tham gia hoạt động xã hội giúp trẻ hoạt bát hơn (Ảnh: Internet)

Tham gia hoạt động xã hội giúp trẻ hoạt bát hơn (Ảnh: Internet)

Nhờ sự can thiệp từ bên ngoài

Nếu như con bạn vẫn trở nên khó dạy bảo và tỏ ra cứng đầu, mãi không chịu nghe lời thì bạn cần tìm đến sự hỗ trợ, can thiệp từ bên ngoài. Không nên vì sợ điều tiếng mà tự mình xoay sở, gia đình cần phải kết hợp với cộng đồng để giáo dục con cái tốt hơn.

Với những đứa trẻ ngỗ ngược, khó kiềm chế, kích động, cha mẹ nên tìm đến nhà tâm lý học để họ có những phương thức giúp kiềm chế cảm xúc cho con. Hoặc biện pháp mạnh hơn bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của cảnh sát hay những trung tâm cải tạo dành cho trẻ vị thành niên.

Nhìn chung, để dạy những đứa con 'cứng đầu' cha mẹ không dùng bạo lực để chống bạo lực trong giáo dục con cái, cần kết hợp, kiên trì thực hiện nhiều biện pháp để dạy bảo trẻ. Tuyệt đối không xem nhẹ trách nhiệm nuôi dạy con cái của bản thân có thể khiến tính cách trẻ trở nên tồi tệ hơn, gây nguy hại cho gia đình và xã hội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật