Bí quyết chọn đồ chơi cho trẻ từ 0 - 18 tháng tuổi

Lọt lòng, bé bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ mà ở đó, tất cả các giác quan đều được đánh thức. Những ngày đầu, thị lực còn yếu nhưng thính giác và cảm giác của bé lại thích ứng nhanh hơn đối với môi trường bên ngoài.

Những ngày tháng đầu đời, bé được khám phá, nghịch những món đồ chơi... Điều này có tác động rất lớn trong việc hoàn thiện ngôn ngữ ở trẻ.

Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bí quyết chọn đồ chơi cho con trong từng giai đoạn nhé!

Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi: Đồ chơi thú bông

Lọt lòng, bé bắt đầu bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ mà ở đó, tất cả các giác quan đều được đánh thức. Những ngày đầu, thị lực còn yếu nhưng thính giác và cảm giác của bé lại thích ứng nhanh hơn đối với môi trường bên ngoài.

Do đó, trong giai đoạn này, những món đồ chơi bằng bông mềm mại là sự lựa chọn số một dành cho bé. Những con thú bông khiến bé thích sờ nắn, lúc lắc trên tay, nhìn chăm chú hay thậm chí cho vào mồm để ngậm... Tất cả những hành động đó hình thành những phản xạ đầu tiên trong đời của bé.

Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi cho trẻ đồ chơi thú bông

Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi cho trẻ đồ chơi thú bông

Giai đoạn từ 6 - 12 tháng tuổi: Đồ chơi có tiếng

Từ 6 đến 12 tháng tuổi là thời gian trẻ bắt đầu bi bô tập nói. Dù bạn có thể không hiểu bé nói gì nhưng thực chất bé học hỏi được rất nhiều trong giai đoạn này. Vì vậy, chọn cho con những món đồ chơi, kể chuyện cho con nghe sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ trong tương lai.

Những món đồ chơi có tiếng giúp luyện cho bé khả năng phát âm. Sẽ dễ dàng hơn nếu bố mẹ cũng tham gia vào công việc này bằng cách nói và diễn đạt lại tiếng phát ra từ đồ chơi ấy. Ví dụ khi bạn bật một câu chuyện cho bé nghe, sau đó nhắc lại với giọng điệu nhấn mạnh và rõ ràng để bé thấy thích thú. Khi đó, bé sẽ cố gắng bắt chước và nhại lại giọng của bố mẹ, đây cũng chính là cách luyện cho bé phát âm một cách tốt và nhanh nhất.

Giai đoạn từ 12 tháng: Trò chơi xếp hình

Trong giai đoạn này, có thể bé vẫn thích nghịch hay thậm chí vẫn cho vào miệng những món đồ chơi bằng bông mềm mại nhưng thực tế là bé đã khá lớn và hoàn toàn có thể làm chủ được đôi tay của mình. Khi đó những miếng ghép xếp hình sẽ trở nên khá thú vị đối với bé.
 
Bé sẽ bắt đầu tập xếp, ghép các hình với nhau và bật ra tiếng khi muốn lựa chọn các miếng xếp hình hoặc ngân giọng mỗi khi cần tìm những miếng ghép bị “biến mất”. Dần dần, những bộ đồ chơi xếp hình sẽ trở thành những người bạn thân thiết đối với bé.
 
Giai đoạn từ 12 – 18 tháng: truyện tranh màu

Quãng thời gian 1 tuổi là thời điểm để bé bắt đầu học những từ đầu tiên. Lúc này, trí tò mò của bé rất cao, luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những cái đơn giản như chiếc thìa trên mặt bàn, xe đạp đồ chơi cho đến máy bay, vũ trụ. Và đây cũng là lúc bé cảm thấy đặc biệt thích thú truyện tranh màu.

Ngoài ra, những tập truyện tranh màu còn là “đối tượng” để bé luyện các động tác. Bé tập dùng ngón tay để chỉ các hình vẽ khác nhau trên từng trang giấy. Bé bắt đầu biết tìm cách lật giở các trang sau của tập truyện để được tiếp tục xem các hình vẽ khác mà mình thích.   

Giai đoạn từ 18 tháng: Truyện cổ tích

Kể từ khi bắt đầu biết nói (từ 18 tháng đến 2 tuổi), truyện cổ tích có ý nghĩa khá lớn cho sự phát triển của bé. Khi nghe, nội dung của truyện cùng cách truyền cảm khi kể mang đến cho bé những cảm xúc mới mẻ: “Và ngay lập tức, con cáo há miệng, để lộ ra hàm răng dữ tợnnnnnn… và nói ta sẽ ăn thịtttt... ngươi!”. Lắng nghe những câu chuyện cổ tích, bé sẽ học được cách đặt câu hỏi, biết tìm câu trả lời, biết giải thích và diễn đạt cảm xúc... Tất cả những điều đó đều góp phần quan trọng cho việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
 
Để có thể đọc truyện diễn cảm cho con, bạn hãy lưu ý 3 bí quyết nhỏ sau đây nhé:

- Khi đọc truyện, hãy đặt bé ở gần mình để bé cảm nhận được tình cảm của bố mẹ: đặt bé ngồi trong lòng khi bạn ngồi trên ghế hoặc đặt bé trên chân khi bạn ngồi trên sàn nhà.

- Thay vì đọc, bạn hãy cố gắng kể cho bé nghe một cách ngắn gọn. Hãy luôn chắc rằng mình hiểu rõ toàn bộ nội dung và bài học đằng sau cuốn truyện. Để khi nghe bạn kể, những âm điệu nhấn mạnh sẽ khiến bé cảm thấy câu chuyện như có thật và sinh động hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã thuộc lòng, hãy cố gắng tỏ ra đây cũng là lần đầu mình nghe kể câu chuyện này giống bé.

- Trong khi đọc, thỉnh thoảng bạn hãy tạm dừng để nhắc lại những đoạn gay cấn (ví dụ như tiếng gầm của các con thú) để bé thấy thích thú hơn với câu chuyện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật