Biện pháp giúp bé không còn nói tục đơn giản mẹ nên biết

Trong độ tuổi đó, trẻ con rất tò mò, thích khám phá, tìm hiểu những gì xung quanh chúng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi trẻ em nói tục để biết những từ mà chúng vừa học được sử dụng với mục đích ra sao.

Đặc biệt là những trẻ từ 4 đến 5 tuổi. Thế giới bên ngoài rất lạ lẫm và bí ẩn với trẻ, do đó trẻ em cần được học những từ ngữ, hành động thích hợp để sử dụng khi chúng thất bại hoặc tức giận

Khi trẻ bắt chước nói tục chửi bậy như người lớn, thực tế trẻ không hiểu ý nghĩa của các câu nói đó. Vì vậy, để khắc phục tình trạng nói tục chửi bậy ở trẻ, người lớn cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Không được lờ đi khi nghe thấy con nói tục

Khi thấy trẻ nói tục chửi bậy bố mẹ nên lờ đi không quan tâm chú ý đến việc đó, khi trẻ thấy bố mẹ không phản ứng gì thì trẻ sẽ thấy những câu nói đó chẳng có gì hay, không thích lập lại nội dung này nữa. Nếu về sau trẻ vẫn tiếp tục lặp lại những lời nói tục đó, bố mẹ cần nói cho trẻ biết đây là những câu nói rất xấu, thiếu lễ phép và không lịch sự, người khác không thích nghe những câu như vậy.

Khắc phục tình trạng nói tục chửi bậy ở trẻ

Khắc phục tình trạng nói tục chửi bậy ở trẻ

Bố mẹ cũng cần phải tỏ rõ thái độ là không muốn con tiếp tục nói những câu như vậy, đồng thời nhắc nhở trẻ nếu còn tiếp tục nói tục chửi bậy sẽ bị phạt… Ví dụ: không cho đi công viên hay đi siêu thị hoặc không mua đồ chơi.

2. Giải thích cho con sử dụng những từ ngữ đó là không tốt

Hãy giúp cho con của bạn nhận thấy rằng những từ ngữ thô tục không được phép sử dụng. Nếu con bạn nói tục, bạn nên khuyên bé phải bình tĩnh để thoát khỏi cơn giận dữ và không nên dùng từ tục tĩu để nói. Sau đó, bạn phải chắc chắn rằng: không ai trong gia đình của bạn dùng cách nói tục để xả giận.

Khi con bạn nói tục vì giận dữ, hãy giúp con bé tìm một cách tốt hơn để thể hiện cảm xúc và nói với nó rằng: "Con đang tức giận phải không? Hãy nói cho mẹ biết điều gì làm con tức giận vậy?" rồi đưa ra những hành động, từ ngữ thích hợp giúp trẻ thể hiện cảm xúc khi tức giận. Ví dụ: xả cơn giận vào chiếc gối hay hét lên rằng: "Con tức quá!" hay "Thật không công bằng!"...

3. Phạt trẻ khi bé có những lời nói thô tục

Cơn tức giận khiến trẻ không làm chủ được bản thân, dễ dàng buông ra những lời nói thô tục. Vào những lúc như vậy, bạn nên đưa ra một hình phạt để nhắc nhở bé vì lỗi bé đã gây ra.

Nhưng bạn phải nhớ rằng: đừng tạo ra những hình phạt nặng nề với lỗi lầm mà trẻ mắc phải. Hơn nữa, trẻ em rất thích làm theo những gì mà chúng nhìn thấy, nghe thấy.

Nên khi phạt trẻ cần nói rõ lý do tại sao bị phạt ví dụ: “Vì xem ti vi con học được những điều rất xấu nói ra những lời khó nghe nên con không được xem ti vi nữa”. Hoặc vì con đi chơi với một số bạn hay nói tục chửi bậy, vì con không nghe lời bố mẹ nên bố mẹ rất buồn và bực mình nên con không được phép chơi đồ chơi nữa. Vì con hay nói ra những lời nói khó nghe nếu cho con đi cùng bố mẹ rất xấu hổ, nên con không được đi chơi nữa…

4. Khen ngợi bé

Lời khen cha mẹ dành cho bé khi bé không nói tục sẽ có hiệu quả rất tốt. Mỗi lần bạn nghe thấy bé bày tỏ sự giận giữ mà không thấy bé sử dụng những từ ngữ xấu, bạn nên nói với bé bạn hài lòng với cách thể hiện cảm xúc của bé và cảm thấy bé xử lý như vậy là rất tốt. Đồng thời, bạn cũng cần hướng bé, đưa bé thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực trên bằng cách đưa bé ra ngoài đi dạo, đi ăn kem hay chơi một trò chơi nào đó.

5. Người lớn cần làm gương cho trẻ

Tuyệt đối không mắng trẻ bằng những câu nói tục, tạo không khi giao tiếp trong gia đình luôn nhẹ nhàng vui vẻ văn minh với những lời nói văn hóa, để ngay từ nhỏ trẻ có thói quen nói năng lễ phép.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật