Nghe nhạc cổ điển giúp trẻ thông minh hơn ư? Sự thật thì...

Rất nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nhạc cổ điển khiến cho trẻ nhỏ thông minh hơn nhưng thật sự, nó có một tác dụng khác. Họ đã nhầm.

Vậy tại sao lời đồn 'hiệu ứng Mozart' lại tồn tại?

Nó bắt vào đầu những năm 1990, với một nhóm sinh viên nhỏ của Đại học California-Irvine, đã được nghe một chút nhạc Mozart, đặc biệt, là bản Sonata for Two Pianos in D major, K448.

Các nhà nghiên cứu Gordon Shaw, Frances Rauscher, và Katherine Ky đã chia 36 sinh viên ra làm ba nhóm: một nghe Mozart, một nghe những đoạn văn 'tự thôi miên', và nhóm thứ ba sẽ ngồi trong im lặng.

Sau đó, mọi nhóm đều được tiến hành một bài kiểm tra để đo đạc IQ về không gian, với những thứ kiểu như, 'thử tưởng tượng mở một tờ giấy đã được gập rất nhiều lần sau đó cắt nó; liệu bạn có thể chọn chính xác mẩu giấy để ghép vào từ năm lựa chọn?' Những người nghe Mozart đã có số điểm IQ trung bình cao hơn 8-9 điểm hơn những người khác. Hiệu ứng này kéo dài trong 15 phút.

Nhiều bố mẹ tin rằng cho trẻ sẽ thông minh hơn nếu được nghe nhạc thường xuyên (Ảnh minh họa: Internet)

Nhiều bố mẹ tin rằng cho trẻ sẽ thông minh hơn nếu được nghe nhạc thường xuyên (Ảnh minh họa: Internet)

Một phong trào đã nổ ra

Khi bộ ba này công bố nghiên cứu của họ năm 1993, phong trào âm nhạc-khiến-bạn-thông minh hơn đã bùng nổ trong các bậc phụ huynh có con nhỏ - ngay cả khi các tác giả cũng chẳng hề có kết luận gì về 'hiệu ứng Mozart' nào cả và các đối tượng thì là sinh viên, chứ không phải trẻ sơ sinh Thống đốc bang Georgia đã nói rằng mỗi đứa trẻ sinh ra trong bang của ông đều sẽ được nhận một CD nhạc cổ điễn miễn phí (Sony cũng ngỏ lời cung cấp miễn phí cho họ). Don Campbell cũng nói rằng nhạc Mozart khiến bạn thông minh hơn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, viết ra cuốn Hiệu ứng Mozart, Hiệu ứng Mozart trên trẻ nhỏ, và quảng bá hàng tá những thứ liên quan.

Video Baby Einstein, với những con rối chơi đùa và nhạc cổ điển phát lên, đã trở thành một phần thiết yếu của bộ sản phẩm dạy dỗ con trẻ mà bạn chẳng phải bận tâm nhiều. Và những vị phụ huynh thì luôn tìm kiếm những giải pháp nhẹ đầu cho những câu hỏi hóc búa của việc nuôi dạy trẻ: làm sao bắt chúng ăn, ngủ, đi giày và, đương nhiên, học. Dạy dỗ, hóa ra, lại là việc khó khăn và cực nhọc; nhưng bật nhạc Mozart và để âm nhạc tự thực hiện công việc thì lại quá nhẹ nhàng.

Các nhà khoa học đã định ra ba giả thuyết khả thi nhất để giải thích cho sự cải thiện ngắn hạn của những người nghe nhạc Mozart khi suy đoán những hình dạng: một hiệu ứng sinh học thần kinh trong đó việc nghe âm nhạc phức tạp kích thích những phản ứng trong vỏ não tương đồng với những gì xảy ra khi lí luận về không gian; một hiệu ứng 'dịch chuyển' trong đó kỹ năng có được từ một vùng nào đó được dịch chuyển sang vùng khác; và một hiệu ứng kích thích tâm trạng, gợi ý rằng âm nhạc kích thích não bộ, nâng cao khả năng nhận thức.

Vào năm 1999, Christopher Chabris của Harvard, đã thực hiện một thống kê trên 16 nghiên cứu về hiệu ứng của âm nhạc trong khả năng nhận thức, và đã tìm ra một hiệu ứng nhỏ trong khả năng lí luận về không gian, mà ông cho rằng đó là môt 'hiệu ứng 'hưởng thụ khoái cảm' nhỏ, liên tục và có lợi'.

Những nghiên cứu và thống kê khác cũng cho thấy một hiệu ứng nhỏ lẻ, kích hoạt bởi tất cả các thể loại âm nhạc. Một nghiên cứu trên 800 trẻ nhỏ tại Anh thấy rằng nghe Mozart’s String Quintet in D Major trong 10 phút cũng cải thiện khả năng dự đoán hính dáng, nhưng nhạc pop từ những bạn nhạc như Blur còn cho thấy hiệu quả lớn hơn nhiều.

Bởi vậy dường như nghe nhạc cho ta những cải thiện ngắn hạn trong khả năng đoán hình hài, nhưng chẳng có tác dụng mấy với nâng cao trí thông minh dài hạn.

Vậy tại sao tới giờ người ta vẫn tranh luận? 'Con người thường muốn có những câu trả lời đơn giản,' Mehr nói, người đang nghiên cứu về hiệu ứng của âm nhạc trên trẻ nhỏ. 'Họ từ lâu đã biết về những lý thuyết khoa học mà hóa ra lại là thứ nhảm nhí'.

Nhưng sự thật thì lợi ích của âm nhạc với trẻ không như bố mẹ kỳ vọng (Ảnh minh họa: Internet)

Nhưng sự thật thì lợi ích của âm nhạc với trẻ không như bố mẹ kỳ vọng (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy chúng có tác hại gì không?

Ngay cả khi không khiến trẻ thông minh hơn, nhạc cổ điển cũng sẽ chẳng hề gây hại cho sự phát triển của chúng. Và nếu nó khiến cha mẹ trở nên thư giãn hơn, nó cũng có thể làm điều tương tự với lũ trẻ.

Các nhà hoạch định chính sách và bậc cha mẹ cần được cung cấp những giải pháp được nghiên cứu kỹ càng để nâng cao khả năng nhận thức, và cũng như những đặc điểm quan trọng khác như tính kiên trì. Daniel Willingham, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia, đã chỉ ra có những bằng chứng rằng trẻ em học được nhiều hơn nếu được nghe đọc từ cha mẹ, và việc học tập này mang tính tích lũy. Cải thiện việc học hỏi thuở ban đầu, cũng sẽ giúp xây dựng nền tảng cho việc học sau này.

'Nghiên cứu này cho thấy được cha mẹ đọc cho nghe khiến trẻ nhỏ thông minh hơn nhiều, rất nhiều so với nghiên cứu về ‘Hiệu ứng Mozart’,' Willingham viết.

Tin rằng nghe nhạc Mozart khiến con bạn thông minh hơn cũng phần nào giống như việc tin rằng khóa học Lumosity sẽ chặn được chứng mất trí hay Baby Einstein sẽ 'giáo dục' được con bạn. Cả hai đều đã phải thừa nhận rằng việc họ quảng cáo sản phẩm của mình có thể tăng cường trí thông minh đều là một sự quá lố: Disney – sở hữu Baby Einstein – đã có lời đề nghị hoàn tiền với những vị phụ huynh mà con mình chẳng thấy sự cải thiện nào. Và Lumosity đã phải trả 2 triệu USD cho Ủy ban thương mại liên bang để giải quyết những khiếu nại rằng hiệu quả của việc 'tập luyện não bộ' của họ là hoàn toàn phóng đại.

Âm nhạc là một món quà tuyệt vời cho một đứa trẻ. Tính kỷ luật, sự kiên trì, và niềm vui là những thứ trong vô vàn điều chúng có thể nhận được từ âm nhạc. Nhưng bật nhạc cổ điển liên tục với hy vọng nó có thể tăng IQ của trẻ nhỏ sau này hoàn toàn là một suy nghĩ sai lầm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật