Cứ "quan hệ" với bạn gái là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu, bác sĩ bày tỏ lo ngại
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Quân (24 tuổi) sống tại Đài Loan.
Anh Quân đến bệnh viện cùng bạn gái trong đêm khuya với tình trạng chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu. Kết quả nội soi phát hiện anh bị vỡ mao mạch khoang mũi và phải tiến hành phẫu thuật cầm máu.
Tình trạng của anh Quân là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu
Điều khiến bác sĩ cảm thấy khó hiểu là anh Quân là một chàng trai trẻ, không có dấu hiệu mắc bệnh nội khoa như bệnh máu khó đông, không sử dụng thuốc chống đông máu, không có tiền sử chấn thương do tai nạn. Anh chỉ có vấn đề nghiêm trọng về dị ứng mũi, vẹo vách ngăn mũi, chính vì vậy, máu phun mạnh từ mũi đến mức không thể cầm máu là một tình trạng hiếm gặp.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan hiếu kỳ hỏi bệnh nhân: "Đây là lần đầu tiên anh chảy máu mũi nghiêm trọng thế à?". Anh Quân ấp úng cho biết: "Thật ra, tôi thường gặp tình trạng như vậy, mỗi lần đến bệnh viện khám, bác sĩ không tiến hành kiểm tra đặc biệt và chỉ kê đơn thuốc. Mỗi lần chảy máu mũi, tôi thường dùng tay đè mũi cầm máu, nếu sơ cứu không hiệu quả mới đến bệnh viện khám".
Anh Quân đề cập đến tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng mỗi khi "quan hệ" với bạn gái suốt 1 năm nay. Ngày thường, anh Quân đánh cầu lông và vận động mạnh đều không sao, nhưng mỗi khi làm "chuyện ấy" với bạn gái là anh lại bị chảy máu mũi xối xả.
Nghe anh Quân miêu tả sự việc, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan liên tưởng đến hành vi thân mật với bạn gái đã làm anh Quân thay đổi hormone cơ thể, thêm vào đó, cơ địa của anh Quân có mao mạch yếu, xuất huyết nhiều lần càng khiến tình trạng trở nên trầm trọng. Thế nhưng, anh Quân cho rằng đây là điều đáng tự hào, anh bật mí: "Mỗi tuần, tôi chảy máu mũi từ 2 - 3 lần khi quan hệ với bạn gái".
Ảnh minh họa
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích: "Hiện tượng sinh lý xảy ra trên cơ thể con người rất kỳ diệu, mao mạch niêm mạc mũi có thể điều chỉnh theo nhiệt độ hay độ ẩm của khí hậu. Khi chúng ta hít khí lạnh hoặc khoang mũi thiếu độ ẩm, mao mạch niêm mạc mũi sẽ tăng cường máu và tiết dịch nhầy để đảm bảo độ ấm và độ ẩm trong khoang mũi. Trái lại, khi mao mạch niêm mạc mũi co lại và giảm dịch nhầy sẽ làm giảm nhiệt độ trong khoang mũi. Có một hiện tượng gọi là viêm mũi trong tuần trăng mặt. Khi nam nữ "quan hệ" với nhau, mao mạch niêm mạc mũi sẽ thay đổi giống như thể hang ở bộ phận sinh dục bị sung huyết, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc hắt hơi liên tục".
Trường hợp của anh Quân là do hormone tiết ra trong trạng thái phấn khích khi ân ái với bạn gái, các dây thần kinh phó giao cảm góp phần thúc đẩy sự giãn nở nhanh chóng các mao mạch và các tuyến bài tiết. Lúc này, nếu cấu trúc của mao mạch niêm mạc mũi yếu sẽ dẫn đến tình trạng mao mạch vỡ, gây xuất huyết do tăng huyết áp. Một số nhà khoa học gọi đây là hiện tượng chảy máu cam khi hưng phấn, đặc biệt là khi nam giới quan hệ với bạn tình.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan thông tin thêm, điều trị cho bệnh nhân chảy máu mũi là kê đơn sử dụng thuốc cầm máu và thuốc kháng histamin. Vỡ mao mạch niêm mạc mũi thường hồi phục trong 5 - 7 ngày, quá trình hồi phục vết thương sẽ gây cảm giác ngứa, khiến bệnh nhân muốn gãi mũi dẫn đến tình trạng tái phát vỡ mao mạch và xuất huyết nhiều lần.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, trong quá trình hồi phục vết thương, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, lưu ý nhiệt độ nước tắm và tránh tắm hơi, cẩn trọng sử dụng thực phẩm bổ sung. Một số bệnh nhân lầm tưởng sử dụng thuốc bổ máu và thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ khiến vết thương ở niêm mạc mũi mau lành, nhưng thực tế điều này sẽ gây tình trạng phản ứng và dễ chảy máu mũi.
Cách cầm máu mũi tốt nhất là đặt bệnh nhân ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, tuyệt đối không ngửa về phía sau nhằm tránh tình trạng máu chảy ngược vào khoang mũi gây ho sặc. Dùng ngón cái và ngón trỏ đè vào cánh mũi, há miệng hít thở, sau 15 phút kiểm tra xem liệu có cầm máu được không? Nếu máu mũi vẫn chảy thì thực hiện thao tác trên 2 lần, nếu bệnh nhân vẫn không thể cầm máu thì nên đến bệnh viện điều trị.
Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:
Thấy máu phun mạnh ra từ mũi hay bạn nôn ra máu nhiều lần.
Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Đang dùng thuốc chống đông (warfarin).
Bạn bị sốt cao hơn 38,9 độ C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét bông cầm máu.
Bị khó thở.
Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi
Xảy ra sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi.
- Ăn không đủ chất xơ, chuyện gì xảy ra cho cơ thể? (Chủ nhật, 12:26:02 11/04/2021)
- Món ăn đơn giản này giảm được biến chứng chết người trong... (Thứ Ba, 12:27:02 02/03/2021)
- Ăn lẩu trong ngày Tết như thế nào để không hại sức khỏe? (Thứ tư, 08:04:01 17/02/2021)
- Đập trứng gà ra bát thấy lòng đỏ màu đậm và nhạt khác... (Chủ nhật, 20:50:00 07/02/2021)
- Vì sao SARS-CoV-2 làm con người mất khứu giác, vị giác? (Chủ nhật, 16:22:06 31/01/2021)
- Vì sao ăn gừng có thể giúp giảm cân? (Thứ tư, 21:25:05 27/01/2021)
- Bạn đã biết giờ đi ngủ tốt nhất chưa? Đây là điều chuyên... (Thứ Ba, 21:31:06 19/01/2021)
- Nên đánh răng trước hay sau ăn sáng? Câu hỏi "muôn... (Thứ Hai, 08:30:08 28/12/2020)
- Trời rét tắm bao nhiêu lần/tuần là đủ? (Chủ nhật, 16:30:00 20/12/2020)
- Có nên dùng thuốc bổ thần kinh? (Chủ nhật, 16:30:03 22/11/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023