Vảy nến thai kỳ có nguy hiểm?

Trả lời:

Vảy nến là bệnh lý da mạn tính, tiến triển theo từng đợt, tồn tại dai dẳng suốt đời. Bệnh không chữa khỏi hoàn toàn được và không lây cho người xung quanh. Tỷ lệ bệnh chiếm khoảng 2-3% dân số, tùy theo từng dân tộc khác nhau. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền.

Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 15 đến 30 tuổi và ít gặp ở trẻ dưới 10 tuổi.

Vảy nến không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ, không gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hay nguy hiểm trong thai kỳ nhưng có nguy cơ sinh con nhẹ cân hơn.

Trong thai kỳ, điều đáng lo ngại nhất cho phụ nữ bị vảy nến là thuốc điều trị vảy nến. Có những loại thuốc an toàn, nhưng có nhiều loại cũng gây sảy thai, dị tật thai nhi.

Để giảm tình trạng ngứa hay khô da, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị ngoài da như dưỡng ẩm, kem thoa không chứa corticoid... do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên cần cẩn thận các loại thuốc này sau sinh nếu có ý định cho con bú. Tránh sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch hệ thống như methotrexate, acitretin, thuốc sinh học...

Ngoài ra, các yếu tố khởi phát và làm trầm trọng bệnh hơn như nhiễm khuẩn, chấn thương, sử dụng thuốc corticoid toàn thân, NSAIDS..., stress gây suy sụp thể chất và tinh thần. Trong đó, vấn đề tâm lý là rất quan trọng. Hầu hết bệnh nhân bị vảy nến đều gặp ở các mức độ khác nhau.

Vì vậy, nếu bạn có tiền căn vảy nến và đang mang thai, cần đến khám và theo dõi với bác sĩ sản phụ khoa và da liễu để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. Bạn có thể sẽ được yêu cầu ngưng thuốc từ vài tuần hoặc vài tháng trước khi mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật