Đánh răng mỗi ngày nhưng răng vẫn ố vàng: Nguyên nhân do đâu?

Tác dụng phụ của một số loại thuốc và bệnh

Có một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng tới men và ngà răng. Những bệnh nhân ung thư trải qua hóa trị và xạ trị hay có hàm răng đổi màu do các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể. Một số loại thuốc kháng sinh như doxycycline, tetracycline cũng có thể làm ố răng.

Thậm chí, một số loại nước súc miệng có chứa thành phần cetylpyridinium, chlorhexidine cũng gây ăn mòn men răng và làm răng vị đổi màu.

Nghiến răng

Trong khi ngủ, một số người có hiện tượng nghiến răng một cách vô thức. Tật nghiến răng này gây hại cho men răng và làm răng suy yếu. Lâu ngày khiến răng vàng và giòn.

Hút thuốc

Nicotine trong thuốc lá gây ảnh hưởng lớn tới răng miệng. Bạn có thể thấy hầu hết những người hút thuốc hàm răng của họ đều bị hư hại, miệng hôi, răng ngả màu vàng, nâu.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Cà phê đen, nước sốt là những thủ phạm lớn gây ố răng nếu bạn thường xuyên sử dụng. Trong các loại nước này có chứa chất hóa học được gọi là tannin có đặc tính làm xỉn răng. Chất cặn của chúng thường bám lại trên mặt răng. Ngoài ra, đồ uống có ga, soda cũng tác động tới việc đổi màu răng.

Men răng bị mòn

Quá trình nhai thức ăn có thể khiến men răng bị bào mòn và mỏng dần đi. Nó làm cho lớp ngà răng có màu vàng lộ ra. Ngà răng có màu vàng đến nâu, nằm bên dưới lớp men. Đây là nguyên nhân chính khiến răng có màu vàng.

Tuổi tác

Tuổi cao cũng là một trong những yếu tố khiến cho răng ngả màu. Có đôi khi là do di truyền và tiền sử gia đình góp phần gây ra tình trạng này. Khi một người bắt đầu già đi, răng tạo ra nhiều ngà răng hơn, làm giảm tủy răng. Từ đó dẫn tới giảm hiệu ứng trong mờ của răng.

Để phòng tránh răng ngả vàng bạn nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường và nhiều carb, đánh răng ngày 2 lần và dùng chỉ nha khoa, sử dụng kem đánh răng làm trắng, bổ sung canxi giúp ngăn chặn quá trình bào mòn men răng.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật