Cách xử trí khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sinh lý

Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nôn trớ rất lo lắng, nhất là khi trẻ nôn vọt thành dòng hay nôn cả ra đường mũi.

Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn, nhưng có khi nôn trớ lại là biểu hiện của những bệnh lý như trào ngược dạ dày, thực quản; viêm đường hô hấp….

Sau đây là cách xử lý thông thường nhằm giảm đầy bụng, khó tiêu, giảm nôn trớ sinh lý ở trẻ kế cả trẻ sơ sinh.

Có thể chia nôn trớ sinh lý ở trẻ thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn trẻ bú sữa hoàn toàn. (Trẻ dưới 6 tháng tuổi)

Cách xử trí khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sinh lý - 1

Ở giai đoạn bé chỉ bú sữa hoàn toàn này, trẻ có thể bị nôn trớ do mẹ chọn sai dụng cụ cho bú, bé bú bị sai tư thế, bé bị dị ứng nhóm thức ăn mà mẹ ăn, tâm trạng của bé không tốt khi bú mẹ... Trong tường hợp này, mẹ có thể quan sát các nguyên nhân đã nêu trên và điều chỉnh lại sao cho phù hợp với con như sau:

1. Đặt con bú đúng cách:

- Bé nên bú với phần đầu của bé cao hơn phần thân.

- Nếu bé bú mẹ, mẹ nên cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong bụng bé không bị nôn ra ngoài.

- Nếu mẹ cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu núm bình luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

- Nếu bé khóc khi bú, mẹ nên ngừng ngay việc cho bú để tránh bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ra. Bố mẹ cũng nên lưu ý không chọc bé cười khi bú vì cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

- Mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, khiến dạ dày bé căng tức bé dễ nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ và các cữ cách nhau từ 3 đến 4 giờ.

2. Mặc quần áo thoải mái cho con:

Mẹ không nên mặc quần áo chật hay quấn tã, bỉm chật khi cho bé bú vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, gây dồn nén sẽ dễ gây nôn trớ.

3. Giữ nguyên tư thế cho bé khi ăn hoặc bú:

Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế thẳng đứng trong 15-20 phút, tránh đặt bé nằm ngay.

Ngoài ra, sau khi bé bú mẹ có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều cách sau để khắc phục tình trạng đầy hơi chướng bụng cho con:

Vỗ ợ hơi cho bé:

Mẹ hãy bế bé sao cho đầu bé tựa vào mẹ, sau đó vỗ nhẹ nhàng lưng bé cho đến khi bé phát ra những tiếng ợ hơi lớn.

Cách xử trí khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sinh lý - 2

Mát-xa bụng cho bé:

Sau khi ăn tầm 30 phút mẹ hãy dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa đều (với dầu dừa/oliu) theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài giúp con thư giãn, tạo cảm giác thoải mái và giảm đầy hơi.

Cách xử trí khi trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sinh lý - 3

Giúp bé xì-hơi:

Mẹ thực hiện động tác ôm bé sát vào ngực, hơi ngả người ra sau hoặc bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay để giúp cho bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài. Sau đó, nhẹ nhàng dùng tay vuốt lưng cho bé xì-hơi ra ngoài.

Chườm bụng cho bé:

Mẹ lấy 2 chiếc khăn xô mềm, nhúng vào nước ấm và vắt khô, mẹ nên để khăn ấm đừng quá nóng tránh làm bỏng da bé. Đặt một chiếc khăn đã gập gọn lên bụng con, dùng chiếc còn lại quấn quanh vùng bụng để cố định. Hơi nóng và sức nặng của khăn giúp đẩy bóng hơi trong bụng bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm. (Trẻ trên 6 tháng tuổi) .

Đây là giai đoạn bé chuyển chế độ ăn từ chất lỏng (sữa) sang thức ăn đặc hơn (bột, cháo, cơm…). Ở giai đoạn, các nguyên nhân hay gặp sau có thể dẫn đến đầy hơi, nôn trớ ở trẻ có thể kể đến như chế độ dinh dưỡng sai cách; cho bé uống ít nước; bé bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy bụng khó tiêu do sử dụng kháng sinh… 

Khi con có biểu hiện nôn trớ, các mẹ nên bình tĩnh và xử lý như sau:

- Khi bé có biểu hiện nôn, mẹ lập tức nghiêng đầu bé sang một bên để bé không bị sặc, nhanh chóng làm sạch khoang miệng, họng và mũi trẻ.

- Không nên bế xốc khi bé đang nôn sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch vào phổi.

- Nếu con nôn lúc ngủ mẹ nên đặt con nằm yên, kê ngối cao đầu và luôn để phần thân trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

Khi bé ngừng nôn, hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải (oresol).

 

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật