Con gái cứ ở gần anh trai là khóc to, mẹ phát hiện ra nguyên nhân thì chết lặng

Nhờ điều kiện kinh tế khá giả hơn nên xu hướng chung của các gia đình hiện đại ngày nay là sinh nhiều con và sinh gần nhau để tiện công chăm sóc. Song phải thừa nhận rằng việc sinh con thứ cách xa con lớn sẽ tránh được tranh cãi, mâu thuẫn giữa các anh chị em trong nhà. Ngoài ra, khi con đầu lòng đã lớn bố mẹ mới sinh con thứ thì con lớn còn có thể giúp bố mẹ chăm sóc em chu đáo.

Trên thực tế, nhiều gia đình cũng muốn sinh con cách xa nhau để đỡ vất vả song vì "lỡ" mà vẫn đẻ dày nên mới xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc như câu chuyện dưới đây.

Bà mẹ họ Vương mang bầu con thứ hai khi cô 30 tuổi. Lúc này, con trai lớn của cô gần 4 tuổi. May mắn khi mang bầu lần hai, bố mẹ chồng chăm sóc giúp con lớn nên cô vẫn đi làm bình thường, trong khi đứa con lớn vẫn được quan tâm, chăm sóc trong thời gian mẹ bầu bí nên bé không cảm nhận được gì khác biệt. Thậm chí, cậu bé còn rất háo hức chờ đón em gái chào đời.

Người mẹ lấy làm lạ khi con út cứ khóc mỗi lần được anh bế (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi 180 độ khi cô Vương chính thức sinh con thứ hai. Cả nhà vỡ òa hạnh phúc khi đón thêm thành viên mới. Về phía vợ chồng cô Vương, ngắm nhìn con gái kháu khỉnh, đáng yêu và khỏe mạnh bên cạnh, lại thấy con trai lớn rất quấn quýt bên em, hai người vui không gì sánh bằng.

Và một lần, cô Vương phát hiện ra một hiện tượng rất kỳ lạ. Mỗi khi để hai anh em ở với nhau không có ai bên cạnh, con gái út cứ khóc ré lên. Vài lần đầu, cô Vương chợt nghĩ có lẽ do anh lớn chưa biết cách chơi với em nên em khó chịu mới khóc thế. Vài lần sau lặp lại tương tự, cô Vương thấy rất lạ nên tiến lại gần chiếc nôi nơi con gái nằm và mở chiếc khăn ủ ra. Vén quần áo con lên, cô chợt khựng người lại khi nhìn thấy những vết móng tay còn hằn đỏ trên tay con gái.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, khi đứa con thứ chào đời, mối bất hòa giữa con lớn và con thứ hoàn toàn có thể xảy ra. Lý do là bởi đứa con lớn sẽ nghĩ rằng em mình đã lấy đi những thứ vốn thuộc về chúng: bố mẹ, sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương của mọi người trong nhà. Đứa trẻ cảm thấy ghen tị, tủi thân khi bố mẹ dồn toàn bộ sự chú ý vào đứa con mới sinh mà quên mất sự hiện diện của mình trong gia đình, vốn xưa kia là "trung tâm của vũ trụ". Cảm giác hụt hẫng, ghen tị tích lũy lại dần dần nó làm sâu sắc thêm sự ghen ghét giữa con lớn với con thứ.

Đó là chưa kể tâm lý của đứa con lớn còn chịu sự tác động lớn từ thái độ và cách ứng xử của bố mẹ. Khi mới sinh con thứ, bố mẹ sẽ dễ cáu gắt, mắng mỏ con lớn, đôi khi vừa nghe tiếng khóc của con út đã đổ lỗi đó là do con lớn trêu ghẹo... Tất cả những điều đó khiến mâu thuẫn giữa con lớn và con thứ càng thêm sâu sắc, bé sẽ có những hành động như cấu, đánh em sau lưng người lớn.

Vậy làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa các con trong gia đình?

- Trước tiên, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con lớn trước khi sinh em. Nhiều cặp vợ chồng nghĩ rằng việc sinh con thứ là vấn đề của hai vợ chồng chứ không liên quan gì đến con lớn. Đó là suy nghĩ sai lầm, nó sẽ khiến nảy sinh mâu thuẫn giữa các con.
Khi có thêm sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con lớn. Trẻ có thể vẫn biết đến sự xuất hiện của em bé thông qua các cuộc nói chuyện của người lớn nhưng điều cần thiết là những lời nói chính thức của bố mẹ. Việc trò chuyện với con về em bé nằm trong bụng mẹ cũng giúp tăng cường sự gắn kết, tình cảm yêu thương giữa con lớn và con thứ từ khi em bé chưa chào đời.

- Sau khi con thứ chào đời, hãy để con lớn cùng bố mẹ chăm sóc em thay vì bố mẹ chỉ tập trung sự quan tâm cho con nhỏ mà để con lớn tự chơi một mình. Hãy dành nhiều lời khen ngợi, quan tâm cho cách thể hiện tình cảm và hành động chăm sóc em của con lớn.

- Thường xuyên dành thời gian riêng cho con lớn: Sự xuất hiện của con nhỏ khiến cuộc sống gia đình một lần nữa lại xáo trộn, người mẹ sẽ bận rộn hơn rất nhiều. Dẫu vậy, bố mẹ vẫn nên tranh thủ nhờ người thân chăm sóc con út, tranh thủ những lúc con ngủ để dành thời gian riêng cho con lớn, bù đắp cảm giác bị san sẻ sự quan tâm từ khi con út chào đời.

- Không được bỏ qua cảm xúc của con lớn, thay vào đó, hãy thể hiện tình yêu và sự quan tâm dành cho hai con như nhau. Có như thế, con lớn sẽ không có cảm giác xa cách, ghen tị hay ghét bỏ em mình.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật