Những điều bố mẹ cần biết khi siêu âm thai lần đầu -
Siêu âm thai để làm gì
Mẹ có thai lần đầu chắc chắn sẽ bỡ ngỡ nhiều thứ như có thai bao lâu thì nghén hay siêu âm thai là gì, siêu âm thai lần đầu là khi nào.
Siêu âm thai một cách thăm dò cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi ngoài những hoạt động khám lâm sàng và xét nghiệm kiểm tra. Siêu âm thai không gây nguy hiểm cho thai nhi mà còn tạo điều kiện cho mẹ quan sát bé bên trong. Ngoài việc thể hiện hình ảnh, hoạt động thai nhi trên màn hình thì siêu âm còn kiểm tra được tim thai, nhau thai, nước ối.
Khi nào nên siêu âm thai lần đầu
Siêu âm thai định kỳ giúp kịp thời phát hiện những bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu siêu âm quá sớm, thai nhi còn quá nhỏ sẽ không thể phát hiện được gì. Vậy có thai bao lâu thì siêu âm thai lần đầu? Để biết được đâu là thời điểm đi siêu âm lần đầu, cần quan sát những dấu hiệu sau đây để nhận biệt. Siêu âm trong 3 tuần đầu tiên sẽ không có một kết quả nào rõ ràng.
- Những cơn đau bụng diễn ra từ nhẹ đến dữ dội.
- Dịch tiết âm đạo nhiều.
- Xuất huyết trong khoảng 3 ngày.
- Mệt mỏi thường xuyên.
- Ra máu có màu hồng, đỏ hoặc nâu và lượng máu sẽ ít hơn so với lượng máu kinh nguyệt.
- Ốm nghén, buồn nôn.
- Tính khí thất thường, dễ thay đổi.
- Táo bón, đầy hơi, hay xì hơi.
- Có xu hướng đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
Khi đã biết mình có thai, hãy tuân thủ lịch siêu âm theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra và theo dõi thai kỳ một cách toàn diện nhất.
Những bước cần thực hiện khi siêu âm thai lần đầu
Có 5 bước cơ bản sau:
1. Tiền sử bệnh lý
Khi đi khám, các mẹ sẽ thường nhận được những câu hỏi về:
- Tiền sử bệnh lý
- Bệnh mãn tính (nếu có)
- Thuốc nào đang được sử dụng?
- Có dị ứng gì không?
- Có vấn đề về sinh sản hay di truyền không?
- Có sử dụng chất kích thích hay không?
- Tiền sử lần mang thai trước (nếu có)
2. Hỏi về kỳ mang thai
Các bà mẹ sẽ được hỏi về kinh nguyệt lần cuối là khi nào? Dấu hiệu để mẹ nhận biết mình mang thai là gì?
3. Tình hình sức khỏe hiện tại
- Cân nặng và chiều cao
- Huyết áp
- Cơ quan sinh sản, xương chậu
- Tim mạch, hệ hô hấp, ngực và vùng khoang bụng
4. Xét nghiệm
Một số xét nghiệm cần làm như:
- Nhóm máu và xem có thiếu máu hay không
- Siêu âm thai nhi
- Beta HCG
- Xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục
- Kiểm tra tiểu đường
5. Giải đáp thắc mắc
Hãy chuẩn bị mọi câu hỏi bạn thắc mắc để bác sĩ có thể giải đáp cho bạn nhé.
Siêu âm thai là một hoạt động rất quan trọng, cần được thực hiện trong suốt thai kỳ. Với những bà mẹ chuẩn bị đi siêu âm lần đầu, hãy chú ý đến những biểu hiện của cơ thể và trao đổi chi tiết với bác sĩ để có một buổi siêu âm thật tốt.
- Cho con uống nhiều sữa tưởng là tốt, ai ngờ cha mẹ đang hại... (Thứ Ba, 09:05:00 25/05/2021)
- Cho trẻ uống 1 cốc nước cam vào đúng "giờ vàng" này,... (Thứ sáu, 16:35:00 16/04/2021)
- 4 sai lầm khi cho bé uống sữa tươi gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa (Thứ bảy, 16:33:01 10/04/2021)
- Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ... (Thứ Hai, 16:25:04 05/04/2021)
- Mách mẹ cách giúp con phòng chống bệnh hô hấp khi đi nhà trẻ (Thứ sáu, 16:37:09 02/04/2021)
- 6 dấu hiệu chứng tỏ em bé của bạn là một người thông minh... (Chủ nhật, 16:35:01 28/03/2021)
- 5 cách hạ sốt cho bé tại nhà cực kỳ hiệu quả (Thứ sáu, 16:30:08 19/03/2021)
- 8 thực phẩm giàu DHA nuôi dưỡng não bộ, tăng chất xám, giúp... (Thứ bảy, 08:30:00 13/03/2021)
- Cho con ăn 7 thực phẩm này vào buổi tối làm sức khỏe yếu... (Thứ bảy, 21:30:01 06/03/2021)
- 3 kiểu ăn sáng nhanh gọn nhưng tàn phá gan thận, hệ tiêu hóa,... (Thứ Ba, 08:30:07 02/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023