Những thuốc cấm dùng trong thai kỳ

Nguy cơ khi phụ nữ mang thai dùng thuốc

Tất cả các loại thuốc sử dụng trong thai kỳ đều có thể qua nhau thai để ảnh hưởng lên thai nhi do tác động trực tiếp lên thai nhi, vì vậy nếu dùng thuốc không đúng có thể gây sẩy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh. Khi vào cơ thể, thuốc có thể làm thay đổi chức năng của bánh rau, làm giảm nguồn cung cấp oxygen và chất dinh dưỡng cho thai có thể làm thai kém phát triển. Thuốc có thể tác động lên tử cung, gây co bóp và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hoặc gây sinh non.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra những thay đổi trên cơ thể mẹ và gián tiếp ảnh hưởng tới thai như thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm lượng máu tới bánh rau và làm giảm lượng oxygen và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.

Phụ nữ có thai không nên tự ý dùng thuốc.

Phụ nữ có thai không nên tự ý dùng thuốc.

Một số thuốc chống chỉ định trong thai kỳ

Thuốc trị tăng huyết áp nhóm ức chế men chuyển (có đuôi -pril như enalapril): Có thể gây tổn thương thận ở thai nhi khi sử dụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, làm giảm lượng nước ối và làm biến dạng mặt, chân tay và phổi.

Thuốc chống đông máu: Warfarin nếu sử dụng trong 3 tháng đầu tạo ra các khuyết tật như giảm âm mũi và giảm sự tạo thành sống mũi (hội chứng warfarin thai nhi). Sử dụng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Heparin an toàn hơn, nhưng nếu dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến loãng xương và giảm số lượng tiểu cầu ở phụ nữ mang thai.

Hormon sinh dục (estrogen hay androgen): Gây dị tật đường sinh dục.

Thuốc chống co giật (carbamazepine, phenytoin, phenobarbital, trimethadione, natri valproate): Nguy cơ chảy máu ở trẻ sơ sinh (ngăn ngừa bằng cách cho phụ nữ mang thai uống vitamin K mỗi ngày trong 1 tháng trước khi sinh hoặc em bé sơ sinh được tiêm vitamin K ngay sau khi sinh); Tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ; Tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi, bao gồm hở hàm ếch và các bất thường ở tim, mặt, hộp sọ, bàn tay hoặc các tạng bụng.

Thuốc chống trầm cảm (Lithium): Khuyết tật bẩm sinh (chủ yếu ở tim), chứng ngủ lịm, giảm trương lực cơ, tuyến giáp kém hoạt động và bệnh đái tháo nhạt do thận ở trẻ mới sinh; Dị tật van ba lá.

Thuốc kháng viêm không steroid (aspirin và các salicylate khác): Chậm chuyển dạ, đóng ống động mạch sớm, vàng da, tổn thương não ở thai nhi và chảy máu ở phụ nữ trong khi sinh, sau khi sinh và ở trẻ sơ sinh.

Kháng sinh (tetracycline, chloramphenicol, ciprofloxacin, kanamycin và streptomycin): Chậm phát triển xương, răng ố vàng vĩnh viễn và tăng tính nhạy cảm với sâu răng trong cơ thể; hội chứng xám; khả năng bất thường khớp (ghi nhận ở động vật); gây hại cho tai của thai nhi dẫn đến điếc (nguy cơ nhiễm độc tai).

Thuốc hóa trị ung thư (nhóm sulfonamide, busulfan, chlorambucil, cyclophosphamide, methotrexate): Vàng da và tổn thương não ở trẻ sơ sinh; Các khuyết tật bẩm sinh như kém tăng trưởng, kém phát triển hàm dưới, hở hàm ếch, phát triển bất thường ở xương sọ, khuyết tật cột sống, khuyết tật tai và bàn chân khoèo; Khả năng bất thường khớp (ghi nhận ở động vật); Gây hại cho tai của thai nhi dẫn đến điếc (nguy cơ nhiễm độc tai); vàng da và tổn thương não ở trẻ sơ sinh.

Thuốc trị đái tháo đường dùng đường uống (Chlorpropamide, tolbutamide): Đường huyết thấp ở trẻ sơ sinh; Không kiểm soát được bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, các thói quen/chất kích thích sau cũng có thể gây hại khi dùng trong thai kỳ: Hút thuốc lá, rượu, caffeine, chất gây nghiện...

Lời khuyên của thầy thuốc

Việc dùng thuốc khi phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng. Bởi vì thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ (trong 3 tháng đầu thai kỳ, một số thuốc có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh...). Khi cần thiết dùng thuốc, phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc ngừng dùng thuốc để tránh những tai biến đáng tiếc có thể xảy ra.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật