Bí mật về bỉm và tã cho bé các mẹ không thể không biết

Cùng mang lên bàn cân hai món đồ cực kỳ cần thiết với bé yêu nhé!

Tã và bỉm là hai món đồ thiết yếu mà bất kỳ bà mẹ nào cũng cần chuẩn bị cho con ngay khi mới chào đơi. Bé sẽ dùng tã và bỉm cho đến tận năm 2,3 tuổi. Do vậy, lượng “ngân sách gia đình” dành cho loại vật dụng này là vô cùng lớn. Vậy dùng sao cho tiết kiệm và hợp lý mà vẫn đảm bảo sức khỏe của bé yêu Mẹ hãy tham khảo những gợi ý sao đây nhé!

Đối với trẻ sơ sinh

Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh, trẻ sẽ đi phân su màu đen. Lượng phân này không nhiều, do đó chỉ nên sử dụng tã giấy hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần đóng tã rồi mặc cho bé.

Cho đến 1 - 2 tháng tuổi trẻ sơ sinh thường đi tiêu xì xoẹt nhiều lần trong ngày, trung bình có thể từ 8 -10 lần, lượng phân lỏng mềm, “hoa cà hoa cải” rất ít. Mẹ có thể sử dụng hoàn toàn tã giấy số 1 hoặc 2 phù hợp với cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, mẹ cũng có thể đóng bỉm cho con vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có size dưới 5kg.

Lựa chọn bỉm phù hợp cho bé giúp con thoải mái, mẹ tiết kiệm

Lựa chọn bỉm phù hợp cho bé giúp con thoải mái, mẹ tiết kiệm

Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Lúc này, trẻ đã đi tiêu ít dần, trung bình 2-3 lần một ngày, lượng phân nhiều. Mẹ có thể cho con sử dụng bỉm hoàn toàn. Tuy vậy, đừng vội mua quá nhiều bỉm một lúc cho đến khi bạn chắc chắn về cân nặng và loại bỉm phù hợp nhất với con bởi mỗi bé có một hình dáng và kích thước khác nhau.

Cách lựa chọn bỉm, tã

Các hãng sản xuất bỉm hiện nay đều đưa ra thị trường rất nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với từng giới tính và độ tuổi như bỉm dành riêng cho bé trai, bé gái, bé sơ sinh tập bò và bé đã biết đi… Mỗi giai đoạn và giới tính khác nhau của trẻ, lượng chất thấm hút sẽ được đặt dày hơn tại một vị trí nhất định. Với bé gái, bỉm sẽ thấm hút nhiều ở phía sau hay như với bé trai, các bé sẽ thường tè và làm dày phía mặt trước của bỉm.

Ngoài ra, với từng độ tuổi khác nhau, hình dạng và loại bỉm dành cho trẻ cũng sẽ thay đổi. Đối với trẻ sơ sinh bỉm thường dùng loại dán hai bên. Khi con đã biết bò, hai dây dán này thường được làm chặt và chắc chắn hơn. Đối với trẻ tập đi, mẹ có thể cho con dùng bỉm quần để tránh xê dịch và tuột khi vận động.

Tất cả những điều này chị em đều nên chú ý khi lựa chọn để chống tràn và giúp con có thể thoải mái nhất khi đóng bỉm.

Cấu tạo bỉm như thế nào

Bỉm được cấu tạo gồm 3 lớp

Lớp trong cùng: Lớp này trực tiếp tiếp xúc với bề mặt da của em bé do đó, yêu cầu về chất liệu và độ an toàn, không độc hại được đặt lên hàng đầu. Mẹ chú ý kiểm tra bề mặt và chất liệu bỉm cẩn thận nhé vì đây cũng là lớp duy nhất ta có thể sờ trực tiếp được.

Lớp hút: Theo lý thuyết bình thường, lớp thấm hút này sẽ gồm những lớp bông dày để khi chất lỏng tràn xuống, nó sẽ thấm hút hết. Tuy nhiên khi bé tè hoặc đi tiêu nhiều lần, chất lỏng thường dày và thấm ngược lên trên vào da bé. Do đó ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất bỉm đều sử dụng một loại hạt polymer thấm hút gọi là Super Absorbent Polymer (SAP) để ngâm và giữ chất lỏng ở trong. Đó cũng là lý do khi thay bỉm, mẹ sẽ thấy bỉm dày lên và khi sờ sẽ cảm nhận được các hạt sạn mềm.

Lớp chống thấm nước: Hầu hết các loại bỉm tã hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic

Cấu tạo chung của các loại bỉm

Cấu tạo chung của các loại bỉm

Bao nhiêu lâu mẹ cần thay bỉm tã

Một chiếc tã có thể chịu được 1-3 lần tè, và bỉm là từ 4-5 lần. Nếu bé chỉ tè không, mẹ có thể dùng tã trong vòng 2-3 tiếng còn bỉm thì từ 4-5 tiếng sẽ thay một lần. Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu thì mẹ chú ý cần thay ngay lập tức. Như vậy tính trung bình, một ngày bé sẽ dùng khoảng từ 6-7 tã giấy hoặc 5-6 bỉm.

Một mẹo tiết kiệm dành cho mẹ: Mẹ nên dùng kết hợp giữa cả bỉm và tã giấy. Khi thấy bé đã đi tiêu xong, ta có thể đóng tã giấy xen kẽ cho bé. Như vậy vừa khiến bé cảm thấy thoải mái và thoáng mát hơn, vừa giúp mẹ tiết kiệm một khoản chi lớn trong gia đình

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật