7 điều mẹ nào cũng "sốc" khi biết về trẻ sơ sinh

Nhiều ông bố bà mẹ lần đầu có con phải “méo mặt” , thậm chí “khóc thét” trước những điều lạ lẫm và bất ngờ về trẻ sơ sinh. Nếu bạn là người lần đầu làm cha làm mẹ, hãy chuẩn bị tinh thần cho mình trước những điều sau đây để khỏi bị “sốc”  khi đón em bé mới chào đời:
 

Bé có thể không được xinh xắn, dễ coi như mẹ tưởng

Bố mẹ chớ vội “méo mặt” khi thấy em bé mới sinh trông không xinh xắn, dễ thương như những bức hình trên mạng. Trẻ sơ sinh thường có vẻ ngoài khá ngộ nghĩnh và hài hước. Đầu bé có thể bị méo mó tí chút vì vừa phải chui qua ống dẫn sinh để đến với thế giới bên ngoài. Bé còn có thể có một lớp lông tơ bao phủ khắp người, khuôn mặt nhăn nhúm Mắt luôn nhắm và thậm chí còn dính đầy dử mắt.

7 dieu me nao cung “soc” ve tre so sinh - 1

Bố mẹ chớ vội “méo mặt” khi thấy em bé mới sinh trông không xinh xắn, dễ thương như những bức hình trên mạng

Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn vì bé vừa mới ở trong tử cung tối tăm suốt 9 tháng 10 ngày, bé cần thời gian để thay đổi và dần dần trở thành em bé xinh đẹp, đáng yêu được bố mẹ mê mẩn và “phát nghiện”.

Da bé có thể sẽ rất khô

Đừng “choáng” khi thấy đứa con của mình lúc mới chào đời có làn da mềm mại nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang trạng thái khô, bong vảy. Nếu bạn ngâm mình trong dịch lỏng suốt 9 tháng 10 ngày rồi sau đó đột ngột bị chuyển ra môi trường chỉ có không khí thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự như bé mà thôi. Ngoài ra, bé cũng có thể bị hăm tã và mụn trứng cá sơ sinh mụn trứng cá sơ sinh thường kéo dài vài tháng do ảnh hưởng của hooc môn trong cơ thể mẹ còn sót lại trong người bé.

Bé sẽ không cười cho đến tuần thứ 6

Trước thời gian đó, bố mẹ cũng đừng vì chưa thấy con cười mà nhanh chóng nản lòng hay buồn phiền, em bé rất thích được ở bên bố mẹ, được ôm ấp vỗ về, được có cảm giác chở che, bảo vệ. Tới khi bé được 6 tuần tuổi, là bố mẹ có thể thấy nụ cười thực sự trên khuôn mặt bé.

Thóp của bé rất mềm, nhưng không phải là không được chạm vào

7 dieu me nao cung “soc” ve tre so sinh - 2

Thực tế, việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé

Thóp - khu vực xương đỉnh đầu chưa khép hết của trẻ - rất mềm và thường bằng phẳng hoặc phập phồng theo nhịp đập của tim Nhiều bố mẹ lo lắng khi chạm phải thóp mềm của bé. Nhưng thực tế, việc chạm vào thóp một cách nhẹ nhàng thì không gây hại gì cho bé. Thóp gồm nhiều màng dày, vì thế, bạn sẽ không thể làm bé bị thương bằng việc chạm nhẹ.

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau

Trung bình tháng đầu sau sinh trẻ ngủ tầm 16,5 tiếng một ngày. Tuy nhiên đây chỉ là con số ước tính trung bình và bé có thể ngủ ít hoặc nhiều hơn thế mà mẹ không cần phải quá lo lắng về số giờ ngủ của con, miễn là bé vẫn khỏe mạnh và vui vẻ.

Bé sẽ khóc rất nhiều

Đơn giản vì đó là cách bé duy nhất bé có thể dùng để giao tiếp với mọi người chứ không phải lúc nào cũng là do bé mắc bệnh. Tiếng khóc của bé giúp bô mẹ nhận ra bé đói, bé lạnh, bé cần thay tã hoặc muốn được ôm ấp. Những kiểu “hội thoại” giữa mẹ và bé như thế này có thể khiến mẹ mệt mỏi lúc đầu nhưng chắc chắn, dần dần mẹ sẽ biết cách xử lí và làm tốt hơn ở những lần sau.

Nhưng rồi... tất cả sẽ qua đi rất nhanh

Những ngày bé còn giai đoạn sơ sinh, mẹ có cảm thấy buồn phiền mệt mỏi áp lực, cô đơn? Phải, khoảng thời gian này rất vất vả nhưng rồi sẽ sớm qua nhanh. Đến một lúc nào đó, mẹ sẽ cảm thấy nhớ da diết những ngày con còn đỏ hỏn và bé xíu, được ôm con, hôn con và quấn quýt bên con cả ngày.

 
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật