Hăm tã là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hăm tã

Hăm tã là bệnh gì?

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu.

Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì trong trường hợp nghiêm trọng bệnh có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thông thường của chứng viêm da tã lót là da sẽ tẩy đỏ và rát ở vùng mặc tã. Triệu chứng này thường bắt đầu với những chấm nổi nhạt màu hồng, sau đó ngày càng lớn hơn và nhanh chóng lan khắp vùng mặc tã nếu không điều trị.

Ở trường hợp bé bị hăm tã nặng nhất da sẽ chuyển màu đỏ và bắt đầu tróc ra Các nếp gấp da có thể đau rát. Em bé thường hay quấy khóc, đặc biệt là sau khi đi tiểu hoặc đi ngoài. Hăm tã thường không gây sốt.

Nguyên nhân gây hăm tã

Nguyên nhân gây ra hăm tã có thể là do phần da vốn đã mỏng manh và nhạy cảm của bé phải thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng, nấm hoặc vi khuẩn tích tụ ở tã và cọ xát với bề mặt tã. Các chất liệu thấm nước nhân tạo ở tã dùng một lần hoặc dung dịch diệt khuẩn cũng có thể gây kích ứng.

Nên thay tã thường xuyên và dùng tã lỏng cho bé

Nên thay tã thường xuyên và dùng tã lỏng cho bé

Điều trị hăm tã

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng hăm tã cũng như điều trị hăm tã cho bé hiệu quả tại nhà:

- Cố gắng hết sức để ngăn ngừa hăm tã bằng cách giữ cho vùng mặc tã của em bé càng khô ráo càng tốt

- Để da thoáng với không khí càng nhiều càng tốt

- Mặc tã lỏng và thay tã thường xuyên

- Dùng nước ấm và khăn bằng vải mềm để làm sạch vùng mặc tã sau khi em bé tiểu. Có thể cho một lượng nhỏ sữa tắm cho em bé lên khăn mềm để lau sau khi đi ngoài

- Bôi thuốc mỡ oxit kẽm hoặc thuốc mỡ trị nấm mỗi lần thay tã

- Nên đưa trẻ đi khám nếu mẩn đỏ nặng hơn mặc dù đã điều trị tại nhà hoặc lan ra ngoài vùng mặc tã, nếu em bé không chịu bú sữa mẹ hay sữa bình hoặc xảy ra nôn mửa hoặc tiêu chảy và sốt

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật