Tất cả những điều cần biết về hăm tã ở trẻ nhỏ

Bà mẹ nào nuôi con nhỏ không còn xa lạ gì với hiện tượng hăm tã ở trẻ. Nó không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà còn xảy ra ở cả trẻ nhỏ, thế nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách phải xử trí ra sao để giúp làn da của trẻ không còn bị những đốm đỏ, nóng rát quấy rầy.

Tại sao con tôi lại bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng viêm da xảy ra khi da trẻ bị kích thích bởi tã ướt hoặc bẩn. Nó xuất hiện những mẩn đỏ nhẹ và lan rộng ở các ngấn hoặc kẽ vùng bẹn, mông, đùi của trẻ gây ngứa và đau Nguy hiểm hơn nếu trẻ không chữa kịp thời thì da trẻ có thể bị rát và chảy máu

Bởi đôi khi những hạt đỏ nổi mẩn ở trên da của trẻ rất dễ bị cha mẹ nhầm lẫn với việc lên rôm sảy nên chữa trị theo hướng mua sản phẩm tắm gội trị rôm về dùng cho trẻ, còn hiện tượng hăm tã vẫn cứ tái đi tái lại mà không rõ vì sao.

Không khó để nhận biết hiện tượng hăm tã ở trẻ, theo kinh nghiệm của các bà mẹ bỉm sữa khi thấy da của trẻ ở vùng quấn tã bị đỏ, nhất là ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai chính là dấu hiện sớm nhận biết nhất khi trẻ bị hăm tã.

Nặng hơn một chút là vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ. Còn khi đã để tới mức trẻ bị hăm tã nặng là chúng ta thấy được da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, …

Nguyên nhân điển hình của hiện tượng hăm tã xảy ra đối với trẻ bắt nguồn từ những thứ rất đơn giản như do đóng bỉm chật hoặc tã lót chất lượng kém không thấm hút tốt, quần bằng chất liệu nhiều nilon gây bí da ở trẻ. Hoặc cũng có thể do kích ứng với nước tiểu và phân của bé, cũng có trường hợp trẻ bị hăm tã do bị dị ứng tã do nấm Candida.

Phòng chống hăm tã

Phòng chống hăm tã

Những điều cần làm khi trẻ bị hăm

Trẻ bị hăm tã thường ngứa ngáy đau rát và quấy khóc, bởi làn da của trẻ vốn nhạy cảm, giờ bị tổn thương khiến trẻ không dễ chịu gì. Hăm tã có nguyên nhân từ những thứ rất đơn giản nên đầu tiên, bạn nên thay bỉm và rửa sạch cho trẻ bằng sữa tắm và nước ấm hoặc nước ấm sẽ giúp da trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tránh sử dụng khăn ướt vì trong khăn ướt có nồng độ cồn và mùi hương có thể làm khô da trẻ.

Khi trẻ bị hăm, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng tã cho trẻ một thời gian dài, việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

Có nhiều mẹ mách nhau sử dụng phấn rôm để điều trị hăm tã cho bé, nhưng đây lại là điều bạn cần tránh xa bởi có thể bạn sẽ càng làm cho tình trạng hăm ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu bị hăm tã bởi viêm da Candida thì rất phức tạp, chúng không giống với điều trị chứng hăm tã bình thường. Khi gặp trường hợp này, các bà mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Và cách tốt nhất để bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ khỏi hiện tượng hăm tã là hãy có biện pháp phòng ngừa. Trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp các bậc cha mẹ phòng hăm tã cho con, nhưng hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm an toàn, không gây kích ứng cho làn da non nớt của trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật