Phòng hăm tã và tránh xa đau rát cho con đơn giản
Để phòng ngừa cũng rất đơn giản, chỉ cần bố mẹ chú ý thay tã thường xuyên cho bé. Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và thoa thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
Để hết hăm tã mà vẫn an toàn cho da
Mẹ nên thường xuyên bôi thuốc chống hăm cho bé để ngăn ngừa hăm tã. Vì da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm vì vậy mẹ nên chọn loại sản phẩm chống hăm thật hiệu quả nhưng phải an toàn và dễ sử dụng trên da trẻ. Mẹ nên chọn sản phẩm ngừa hăm tã với các thành phần lành tính và duy trì được độ ẩm cho da trẻ. Hạn chế chọn các loại thuốc bôi có hương thơm, vì tá dược tạo mùi hương có thể gây kích ứng trên da trẻ. Ngoài ra cũng nên chú ý chỉ chọn sản phẩm chứa các hoạt chất đã được chứng minh là an toàn cho da trẻ và không chứa các chất bảo quản chất khử trùng tạo màu…
Có nhiều dạng thuốc ngừa hăm tã dùng ngoài da cho trẻ như: dạng dung dịch lỏng, dạng mỡ, dạng kem, dạng bột… Trong đó, thuốc bôi dạng mỡ được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội nhất trong việc phòng và chữa hăm tã. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu, không tan trong nước nên khi bôi có thể lưu lại lâu trên da bé tạo thành lớp màng bảo vệ hiệu quả đồng thời rất dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé yêu.
Đặc biệt thuốc mỡ có 2 thành phần chính đóng vai trò bảo vệ và chữa trị hăm tã vô cùng hiệu quả là Lanolin và Dexpanthenol. Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) được ví như “bức tường thành” tạo màng ngăn cách bảo vệ da bé trước những kích ứng từ phân hay nước tiểu Đồng thời hoạt chất Dexpanthenol (tiền vitamin B5) lại có khả năng tác động sâu, điều trị các sang thương da từ bên trong, nhẹ nhàng dưỡng ẩm, giúp da bé mau lành hơn. Bộ đôi tác động kép này vừa giúp tạo thành “lớp màng bảo vệ” hiệu quả làn da bé khỏi các tác nhân kích ứng từ bên ngoài vừa giúp chữa lành hăm tã từ bên trong. Mẹ sẽ yên tâm vì làn da của bé yêu được bảo vệ và nâng niu mỗi ngày.
Hăm tã có thể tồn tại mà người nhà không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Vì vậy cha mẹ nên chăm sóc, vệ sinh cho bé đúng cách để ngăn ngừa hăm tã và những hậu quả không đáng có.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:09 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:01 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:05 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:06 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:08 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:07 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:03 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023