Thế nào là đau? Các cơ sở của cảm giác đau và phân loại đau

Đau là gì?

Định nghĩa đau là một cảm giác khó chịu xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào Đau là kinh nghiệm được lượng giá bởi nhận thức chủ quan tùy theo từng người, từng cảm giác về mỗi loại đau, là dấu hiệu của bệnh tật và phải tìm ra nguyên nhân để chữa.

Đau cũng được định nghĩa là cảm giác tạo ra bởi hệ thống thần kinh khi có tác động tại các thụ cảm thể nhận cảm đau.

Đau là cảm giác khó chịu

Đau là cảm giác khó chịu

Đau là một yếu tố quan trọng của sự sinh tồn. Nhờ biết đau mà con vật có phản ứng, theo phản xạ hay kinh nghiệm, tránh để không tiếp tục bị chấn thương.

Các cơ sở của cảm giác đau

1. Cơ sở sinh học

Cơ sở sinh học của cảm giác đau bao gồm cơ sở giải phẫu sinh lý sinh hóa, nó cho phép giải mã được tính chất, thời gian, cường độ và vị trí của cảm giác đau.

- Sự nhận cảm đau

+ Thụ cảm thể: Bắt đầu từ các thụ cảm thể phân bố khắp nơi trong cơ thể

+ Các chất trung gian hoá học: Cơ chế nhận cảm đau của các thụ cảm thể chưa được biết rõ ràng. Có thể các tác nhân gây đau đã kích thích các tế bào tại chỗ giải phóng ra các chất trung gian hóa học như các kinin ụ cảm thể nhận cảm đau làm khử cực các thụ cảm thể này và gây ra cảm giác đau.

- Sự dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi vào tủy sống

- Sự dẫn truyền cảm giác từ ngoại vi vào tủy sống do thân tế bào ne ron thứ nhất nằm ở hạch gai rễ sau đảm nhiệm. 

- Đường dẫn truyền cảm giác đau từ tủy sống lên não

- Đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và xúc giác thô đi từ rễ sau vào sừng sau tủy sống, ở đó các axon của ne  ron thứ nhất hay ne ron ngoại vi kết thúc và tiếp xúc với ne ron thứ hai trong sừng sau tủy sống theo các lớp khác nhau.

Trung tâm nhận cảm đau

Đồi thị là trung tâm nhận cảm đau trung ương, có các tế bào thuộc ne ron cảm giác thứ ba. Khi có tổn thương đồi thị, xuất hiện cảm giác đau đồi thị rất đặc biệt ở nửa người bên đối diện: Cảm giác lạnh hoặc nóng bỏng rất khó chịu hành hạ mà bệnh nhân khó có thể mô tả và khu trú được, đau thường lan tỏa và lan xiên.

Có hai cơ sở của cảm giác đau

Có hai cơ sở của cảm giác đau

Cơ sở tâm lý

Yếu tố cảm xúc

Cảm xúc có tác dụng trực tiếp lên cảm giác đau làm đau có thể tăng lên hay giảm đi. Nếu cảm xúc vui vẻ, thoải mái có thể làm đau giảm đi, ngược lại nếu cảm xúc khó chịu, bực dọc buồn chán... có thể làm đau tăng thêm. 

Yếu tố nhận thức

Nhận thức đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lên quá trình tiếp nhận cảm giác nói chung và cảm giác đau nói riêng.

Yếu tố hành vi thái độ

Bao gồm toàn bộ những biểu hiện bằng lời nói và không bằng lời nói có thể quan sát được ở bệnh nhân đau như than phiền, điệu bộ, tư thế giảm đau mất khả năng duy trì hành vi bình thường. 

Phân loại đau

1. Phân loại theo cơ chế gây đau gồm

 - Đau do cảm thụ thần kinh 

 - Đau do nguyên nhân thần kinh 

 - Đau do căn nguyên tâm lý 

 - Đau do cảm thụ thần kinh 

2. Phân loại theo thời gian và tính chất đau

 - Đau cấp tính

 - Đau mạn tính.

- Đau ung thư và HIV.

+ Đau ung thư: Có thể là đau mạn tính hoặc cấp tính do sự xâm lấn và đè ép của tế bào ung thư vào mô lành gây tổn thương mô và kích thích thụ cảm thể thân thể và nội tạng Đau có tính chất đau nhức, đập nẩy, dao đâm, chật chội, day dứt…

+ Đau do bệnh HIV gồm: Hệ tiêu hóa hệ thần kinh hệ cơ xương

Đau đầu mãn tính

Đau đầu mãn tính

3. Phân loại đau theo khu trú

 - Đau cục bộ 

 - Đau xuất chiếu 

 - Đau lan xiên

 - Đau phản chiếu 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật