Phương pháp giảm đau cổ đại nay vẫn thường được sử dụng

Các chuyên gia y học cổ truyền đã ngiên cứu và tìm thấy phương pháp giảm đau người cổ đại vẫn thường sử dụng, đặc biệt mang lại hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bật mí chút, những phương pháp này đều xuất phát từ những vị thuốc đông y nhé.

Cây Diên hồ sách

Diên hồ sách (Corydalis), tên khoa học Corydalis ambigua Champ et Schlecht là loài thực vật có hoa thuộc họ Anh túc, sống nhiều năm, tự sinh sôi ở nơi sơn dã, có rễ củ hình cầu, thân nhỏ, cao chừng 0,5m, lá mọc đối có mép nguyên, hoa nở vào mùa xuân, màu hồng nhạt hoặc hoa đỏ tím... Theo y học cổ truyền của người Trung Hoa, cây và củ Corydalis có thể đun sôi trong dấm dùng để để giảm đau như đau đầuđau lưng

Theo nghiên cứu của Đại học  UC Irvine do ông Olivier Civelli, chuyên gia dược đứng đầu, dù đã tồn tại hàng ngàn năm nay nhưng Corydalis vẫn là một thuốc giảm đau hiệu quả, nên y học hiện đại vẫn đang sử dụng. Nó chứa dehydrocorybulbine (DHCB), hợp chất giảm đau tự nhiên rất tuyệt vời. Theo các bác sĩ Đông y Trung Quốc, sở dĩ Corydalis có tác dụng giảm đau vì nó có tác dụng cải thiện sinh lực; còn theo nghiên cứu hiện đại, DHCB có cơ chế hoạt hóa tương tự như morphine nhưng không có hiệu ứng gây nghiện.

Củ rễ khô Corydalis có hình cầu dẹt không đồng nhất, đường kính dài từ 1 - 1,5cm mặt ngoài màu đất hoặc vàng tươi, mặt dưới thường có 2-3 nhánh rãnh. Khi chuẩn bị nên loại bỏ hết tạp chất cho vào nồi sau đó đổ dấm vào (cứ 10 kg Corydalisthì dùng 2kg dấm) đun nhỏ lửa cho giấm cạn hết, sau đó phơi khô và tán bột. Khi dùng có thể tẩm rượu hay muối và đắp vào vùng bị đau.

Vỏ cây liễu

Vỏ cây liễu (Willow Bark) là một loại dược thảo giảm đau rất tốt, từng được nhắc trong sách y học cổ đại Ebers Papyrus có từ năm 1500 trước CN. Nhiều thế kỷ trôi qua, loại thảo dược này đã được con người sử dụng như một phương thuốc chống viêm giảm đau. Đặc biệt, những cây liễu trắng dọc trên hai bờ sông Nile là nguồn cung cấp dược liệu vô tận, chữa bệnh cho con người. Người Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại có nhiều kinh nghiệm sử dụng vỏ cây liễu cho mục đích giảm đau. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, tác dụng giảm đau của vỏ cây liễu là nhờ vào axít salicin, tương tự như aspirin Chưa hết, rất nhiều nghiên cứu còn phát hiện thấy so với aspirin vỏ cây liễu hiệu quả hơn trong giảm đau, kể cả ở liều thấp, nhất là một số dạng đau phổ biến như đau đầu đau lưng và viêm xương khớp

Với tác dụng như vậy, vỏ cây liễu được dùng thay cho aspirin và nhiều loại thuốc giảm đau khác. Được chế biến thành nhiều sản phẩm như dạng miếng, dịch, bột, hoặc trà chiết xuất từ vỏ liễu. Như đề cập, lợi thế giảm đau của vỏ liễu là do hợp chất axít salicylic. Khi viêm nhiễm, hàng loạt các phản ứng xảy ra, làm tăng huyết áp kèm theo các triệu chứng sưng tấy, đau và sốt nhưng  axít salicylic đã ức chế cơn đau làm giảm sưng đau và hạ thân nhiệt Cùng một liều lượng tương tự, axít salicylic chứa trong vỏ liễu chỉ bằng 1/10 so với trong thuốc aspirin nhưng nó vẫn phát huy tác dụng, bởi ngoài axít salicylic, vỏ liễu còn có các hoạt chất khác như flavonoid chống oxy hóa và tannin kháng khuẩn. Chưa hết, dùng vỏ liễu còn hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc tây dược. Ví dụ, aspirin có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày nhưng vỏ liễu lại an toàn, không gây hiện tượng khó đông máu như aspirin. Tuy nhiên,  giống như aspirin khi dùng vỏ cây liễu, nếu ai dị ứng với aspirin cũng không nên dùng hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu như warfarin cũng tránh dùng chiết xuất vỏ liễu vì hàm lượng tannin trong vỏ liễu đặc biệt cao, phát sinh tình trạng nôn nao, khó chịu....

Ethylene

Tại quảng trường hình tròn ngoạn mục bằng đá Delphi ở Hy Lạp, thánh đường lớn nhất thờ thần Apollo vẫn còn lưu lời sấm truyền của nữ tiên tri Pythia. Tại đây, Pythian đã từng thốt lên những lời tiên tri sau khi hít phải các loại khí từ các vết nứt dưới chân đền thờ của thần Mặt Trời, gồm ethylene và thuốc mê dạng khí.

Năm 1930, ethylene chính thức được ca ngợi như là thuốc gây mê toàn thân thế hệ mới. Nó thay thế chloroform do mối nguy hiểm gây tử vong đột ngột, và thay cho ête vì dễ gây nôn ói và buồn nôn sau phẫu thuật.  Theo bác sĩ phẫu thuật, người đã sử dụng ethylene trong 800 ca phẫu thuật, ethylene đã làm cho người bệnh bất tỉnh trong thời gian “3 - 8 phút..., nhưng không gây phấn khích hay cảm giác nghẹt thở. Bệnh nhân hồi phục từ những tác động của ethylene cũng rất nhanh sau khi mặt nạ gây tê được gỡ bỏ”.

Việc sử dụng ethylene còn có nhiều lợi ích khác, đơn giản, ethylene “ít độc hơn cho hệ thần kinh hoặc các tế bào cơ thể”, nó cũng không phát sinh chứng nhức đầu Không gây kích ứng phổi  hoặc gây ảnh hưởng bất lợi đến huyết áp hoặc làm chảy máu quá nhiều hoặc đổ mồ hôi sau khi phẫu thuật. Ethylene còn sản sinh ra ít axít hơn (mô axít hoặc tiết dịch cơ thể) và hiếm khi phát sinh đau do chính bản thân ethylene gây ra. Tuy nhiên, ethylene vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như có mùi khó chịu. Nguy hiểm hơn là gây nổ, nên nó đã bị cấm sử dụng với dụng cụ nóng, sự hiện diện của ngọn lửa mở, và dùng phẫu thuật trong phòng tia X. Nhưng ethylene lại không bị cấm sử dụng cho bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào khác.

Cà độc dược

Cà độc dược (Datura), còn gọi là mạn đà la (hoa trắng), tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà. Mặc dù nó có nguồn gốc từ cây trồng có độc tố nhưng cà độc dược lại được con người sử dụng làm thuốc giảm đau và giúp ngủ tốt từ thời xa xưa. Nó từng được đề cập trong các tài liệu y khoa cổ đại như Dioscorides (40-90 AD), Theophrastus (370-285 BC), Celsus ( 37 AD) và Pliny the Elder (23-79 AD). Thuốc bào chế từ cà độc dược vẫn tồn tại một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Ví dụ 3,411g từ thuốc có tên Drachma  uống cùng rượu có thể gây ảo giác, nếu tăng liều gấp đôi có thể phát điên trong 3 ngày. Liều lớn hơn có thể phát điên kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù cà độc dược có hiệu quả trong giảm đau trong phẫu thuật thời cổ đại, nhưng nó cũng dẫn đến tử vong nếu sử dụng không đúng cách. Vì lý do này, thuốc Datura đã được mang tên gọi là Quả táo của Quỷ (Devil’s apple).

Cà độc dược là loại thân thảo, cao 1 - 2m, sống quanh năm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá nguyên hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều nhau. Cánh hoa màu trắng hay vàng, dính liền nhau thành hình phễu, dài 16 -18cm. Quả hình cầu, đường kính khoảng 3cm, mặt ngoài có nhiều gai mềm, chứa nhiều hạt màu vàng. Trong cây, kể cả lá và hột có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2 - 0,5%), chủ yếu là scopolamin,  hyoscyamin, atropin và các saponin flavonoit, tanin... Tác dụng dược lý chủ yếu của cà độc dược là do các ancaloit làm giãn phế quản giãn đồng tử giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt dịch vị mồ hôi Theo Đông y, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, và độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho chống đau, chống co giật phong thấp đau nhức, ngừa cơn hen, giảm đau bao tử, chống say tàu xe.... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút để chữa ho hen suyễn hay dùng lá hơ nóng đắp điều trị đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn. Vì tính độc cao nên khi dùng nhất thiết phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là giãn đồng tử, mờ Mắt tim đập nhanh giãn phế quản môi miệng khô, khô cổ  khó nuốt và không nói được, cần đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

DS. Trang Nhung

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật