Ho là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ho

HO LÀ GÌ?

Ho là một phản xạ của cơ thể để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp.

ho là gì tại sao bị hoHo là gì?

Tại sao bị ho?

Khi có một vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm co thắt bị chèn ép hoặc hít phải khói khí độc, bụi (khói thuốc hơi một số hóa chất như hơi của khí clo...) làm tổn thương niêm mạc đều có thể gây nên cơn ho. Ngoài ra các chất tiết được tiết ra ở đường hô hấp như nhày mũi, nhày họng cũng có thể gây nên triệu chứng ho hoặc đôi khi ăn, uống bị sặc cũng có thể gây nên cơn ho.

Cơ chế cơn ho

Động tác ho có thể do phản xạ hoặc theo ý muốn. Khi ho, các cơ hô hấp phải huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Độ tăng áp lực giữa khí đạo và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn, khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài.

Ho có thể chỉ là một phản xạ tức thời của cơ thể nhưng cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Các loại ho

Có rất nhiều loại ho, tùy theo tính chất của từng cơn ho mà người ta đặt tên cho nó:

  • Ho khan: Ho khan là loại ho mà hầu như không có đờm, càng ho người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng, tức ngực và đôi khi thấy đau ở vùng ngang rốn do khi ho cơ hoành bị co thắt, đẩy lên hạ xuống nhiều lần liên tiếp. Ho khan thường gặp trong bệnh cúm, người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người ngửi phải nhiều khói bếp (bếp than, bếp củi, rơm rạ...). Ho khan nhiều khi cũng gặp trong một số trường hợp bị cảm lạnh đột ngột.
Ho khan các loại hoHo khan
  • Ho có đờm (đờm nhiều hoặc ít, đờm lỏng hoặc sánh, đặc): Đờm là biểu hiện của chất nhày được tiết ra ở niêm mạc đường hô hấp bị viêm. Ho có đờm thường gặp trong viêm phế quản, bệnh hen (viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ), viêm long ở giai đoạn đầu của bệnh sởi, thủy đậu... Trong bệnh viêm phế quản (cấp và mạn tính) do vi khuẩn hoặc do virut đều có triệu chứng ho rất điển hình.
  • Ho kèm theo có khó thở thường xuyên hoặc thở từng cơn thường gặp trong hen phế quản, bệnh suy tim...
  • Ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng có khi nhiều năm hoặc từng đợt như ho trong bệnh hen phế quản, bệnh lao phổi, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Ho trong các trường hợp này thường về đêm, nhất là mùa lạnh và bài tiết nhiều đờm.
  • Ho từng cơn kéo dài kèm chảy nước mắt, mũi như trong bệnh ho gà. Bệnh thường gặp ở trẻ chưa được tiêm phòng vaccin bệnh ho gà. Cơn ho thường xuất hiện ban đêm, ho kéo dài làm cho bé mặt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi và rất mệt mỏi do cơn ho và do cả mất ngủ kéo dài.
  • Ho ra máu tươi hay gặp trong lao phổi, đôi khi gặp trong viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản.
  • Người ta cũng gặp ho dị ứng mà chưa xác định được nguyên nhân nhưng khi dùng thuốc chống dị ứng thì hết cơn ho. Ngoài ra còn có thể gặp ho do cảm lạnh.

Điều trị khi bị ho

Quan trọng nhất là phải xác định được nguyên nhân gây ho từ đó sử dụng thuốc và phác đồ điều trị bệnh ho theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc

Nếu nguyên nhân bệnh ho do nhiễm lạnh chuyển mùa có thể ưu tiên sử dụng một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh ho trước khi dùng kháng sinh Theo dõi nếu diễn biến trở nặng phải lập tức đi khám để điều trị dứt điểm, tránh tình trạng ho dai dẳng kéo dài hoặc dẫn đến viêm nhiễm sâu xuống hệ hô hấp dưới.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất cần giữ cho hệ hô hấp khỏe mạnh để tránh bị ho. Đeo khẩu trang đạt chuẩn khi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm. Không hút thuốcthuốc lào vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật