Những dấu hiệu bất lợi khi dùng thuốc bạn cần biết
Những dấu hiệu bất lợi này rất đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế. Dưới đây là một số dấu hiệu bất lợi thường gặp thể hiện ở da và đường tiêu hóa mà người bệnh có thể nhận biết trong quá trình sử dụng thuốc.
Dấu hiệu bất lợi ở da
Ban đỏ:
Biểu hiện là dạng ban sẩn, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình hoặc có thể liên kết lại với nhau tạo thành mảng, gây ngứa. Ban đỏ có thể xuất hiện sau dùng thuốc khoảng một tuần và tồn tại đến vài tuần. Người bệnh khi dùng kháng sinh (ampicillin, amoxycillin, cotrimoxazole, cefaclor) hay thuốc chống động kinh (carbamazepine)… có thể bị dấu hiệu bất lợi này.
Ban đỏ có thể xuất hiện sau dùng thuốc khoảng một tuần
Mày đay:
Thường là biểu hiện ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc trong đó có những dị ứng thuốc rất nặng như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell…
Dùng kháng sinh (đặc biệt là penicillin), huyết thanh, vắcxin thuốc chống viêm không steroid viết tắt NSAID (aspirin diclofenac ibuprofen)... hay gặp dấu hiệu bất lợi này nhất. Mày đay có thể xuất hiện sau dùng thuốc từ 5 - 10 phút đến vài ngày tùy theo từng loại thuốc gây dị ứng Trường hợp nặng, kèm theo với mày đay có thể đau bụng đau khớp chóng mặt buồn nôn đau đầu mệt mỏi sốt cao...
Phù Quincke:
Phù Quincke là một dạng mày đay khổng lồ với các biểu hiện sưng phù cục bộ dưới da đặc biệt ở mí mắt, môi miệng. Nếu phù Quincke ở họng thanh quản làm co thắt khí quản khiến bệnh nhân bị khó thở ho khan nghẹt thở. Nguyên nhân có thể do nhiều loại thuốc khác nhau gây ra như kháng sinh, huyết thanh thuốc chống viêm NSAID...
Dấu hiếu bất lợi ở da do thuốc có thể biểu hiện phản ứng có hại rất nặng gọi là Hội chứng Stevens - Johnson (Hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước) và Hội chứng Lyell (Hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc). Đây là hai tình trạng nhiễm độc da nghiêm trọng nhất và người bệnh phải được nhập viện để cứu chữa.
Dấu hiệu bất lợi ở đường tiêu hóa
Có các biểu hiện nhẹ như buồn nôn, nôn… đến nặng như xuất huyết tức chảy máu đường tiêu hóa.
Buồn nôn, nôn:
Buồn nôn, nôn là một triệu chứng rất thường gặp khi dùng thuốc. Rất nhiều thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn nôn như thuốc giảm đau NSAID thuốc tránh thai thuốc kháng sinh… Nguyên nhân là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích gây hại niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tăng co bóp và đẩy thức ăn trào ngược lên gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Trường hợp nhẹ, thoáng qua thì không cần ngừng thuốc, nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc tiêm, thuốc đặt...
Ngoài việc kích thích dạ dày gây buồn nôn, nôn có nhiều thuốc này chỉ làm cho người bệnh có cảm giác bụng cồn cào, khó chịu. Để khắc phục các tình trạng này, nên dùng thuốc ngay sau khi ăn hoặc uống với nhiều nước giúp thuốc trôi thật nhanh xuống ruột.
Tiêu chảy:
Tiêu chảy là một biểu hiện hay xảy ra khi đang dùng một thuốc nào đó, đặc biệt là thuốc kháng sinh (spiramycin, nhóm cephalosporin, metronidazol, macrolid, tetracyclin…). Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, nhưng lại không phân biệt được vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại sống bình thường ở ruột nên tiêu diệt cả hai. Việc tiêu diệt này làm mất cân bằng hệ tạp khuẩn trong ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển (đặc biệt có loại vi khuẩn rất có hại gây tiêu chảy là Clostridium dificile).
Viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa:
Người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu đau bụng (khi bị viêm loét dạ dày) hoặc đi ngoài phân đen (do chảy máu đường tiêu hóa)… Các thuốc thường gây ra dấu hiệu bất lợi này là các thuốc NSAID, các thuốc kháng viêm corticoid (như dexamethason…) thường dùng trong các bệnh lý xương khớp nhất là đối với người cao tuổi. Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu tiêu hóa, thậm chí là thủng dạ dày - ruột… nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các dấu hiệu bất lợi thường gặp kể ở trên chính là biểu hiện của tác dụng phụ của thuốc gọi tắt ADR.
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 18/02/2019 14:15:00)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 18/02/2019 09:40:00)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16/02/2019 16:55:00)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16/02/2019 16:30:00)
- Ðiều cần biết khi dùng rebamipid tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16/02/2019 16:20:00)
- Điều cần biết khi dùng olanzapin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16/02/2019 16:15:00)
- Khuyến cáo đặc biệt với kháng sinh cefotaxim nên chú ý (Thứ bảy, 16/02/2019 13:35:00)
- Clopromazin: Cần biết rõ tính năng, dùng đúng thuốc (Thứ bảy, 16/02/2019 10:00:00)
- Gluco-corticoid - Tác dụng điều trị và tác dụng phụ (Thứ sáu, 15/02/2019 14:30:00)
- Insulin và những điều cần biết khi sử dụng giảm đường... (Thứ sáu, 15/02/2019 13:55:00)
-
Biệt dược Avemar: Thực phẩm chức năng chiết xuất từ lúa mì cho bệnh nhân ung thư
Thứ năm, 13/12/2018 13:36:00
-
Máy tạo khí ozone để khử độc: Hiểu sao cho đúng nhất?
Thứ Ba, 18/12/2018 16:56:03
-
Hướng dẫn lựa chọn máy hâm sữa tốt nhất cho mẹ bỉm sữa
Thứ sáu, 30/11/2018 15:12:00
-
Điều trị bệnh ung thư bằng việc uống nước kiềm ion hóa Ohay
Thứ Ba, 15/11/2016 00:00:00