Tiêu chảy - tìm hiểu chung về chứng bệnh này để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Tiêu chảy là bệnh gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:

- Bệnh cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần

- Bệnh bán cấp kéo dài khoảng 3 tuần

- Bệnh mạn tính kéo dài hơn 4 tuần

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng

Triệu chứng tiêu chảy thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là:

- Phân lỏng

- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn

- buồn nôn và ói mửa

- Đau đầu

- Ăn mất ngon

- Khát nước liên tục

- Sốt

- Mất nước

- Phân có máu

- Lượng phân nhiều

- Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn

Nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy?

- Không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như chứng không dung nạp lactose

- Dị ứng thực phẩm

- Tác dụng phụ của một số thuốc

- Nhiễm vi khuẩn virus ký sinh trùng

- Bệnh đường ruột.

Ngoài một số bệnh gây ra tiêu chảy một số thói quen hằng ngày sau đây cũng có thể gây ra tiêu chảy:

- Không thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh

- Bảo quản thực phẩm không an toàn và hợp vệ sinh

- Không làm sạch bếp thường xuyên

- Nguồn nước không sạch

- Ăn đồ ăn thừa chưa hâm nóng

- Không rửa tay bằng xà phòng.

Thói quen phòng và trị tiêu chảy

Theo các nhà dinh dưỡng bạn có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu áp dụng một số biện pháp sau:

- Uống nước ép trái cây không đường

- Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối khoai tây

- Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp nước giải khát bánh quy mặn

- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo

- Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn

- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas

- Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê

Bệnh nhân bị tiêu chảy thường đau bụng, buồn nôn

Bệnh nhân bị tiêu chảy thường đau bụng, buồn nôn

Tiêu chảy cấp tính có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa Bệnh có thể dễ dàng kiểm soát nếu được điều trị thuốc và bù đủ nước điện giải cũng như chất dinh dưỡng Đối với những trường hợp bệnh nặng và mất quá nhiều nước (như bệnh tả), người bệnh cần được nhập viện để bù nước nhanh bằng đường truyền tĩnh mạch

Khi trẻ em bị tiêu chảy, người chăm sóc cần tránh việc cho trẻ nhịn ăn hoặc uống, nên cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống bình thường, chú ý chọn thức ăn nấu chín kỹ và dễ tiêu hóa như cháo thịt, cơm…

Tốt nhất nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị thích hợp. Còn những trường hợp bệnh kéo dài, bạn cần tìm kiếm nguyên nhân và điều trị phức tạp hơn và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật