Kali là gì? Vai trò của kali với cơ thể và nguồn bổ sung kali

Khoáng chất kali là gì?

Kali (K) giúp cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch, phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Kali có nhiều trong chuối khoai tây khoai lang cà chua cá, nghêu ...

Khoáng chất Kali có nhiều trong thực phẩm hàng ngày như chuối, khoai tây

Khoáng chất Kali có nhiều trong thực phẩm hàng ngày như chuối, khoai tây

Vai trò của kali với sức khỏe

Đối với người lớn

Kali giữ cho nhịp tim điều hòa, ổn định. Khẩu phần ăn giàu Kali cũng làm giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Kali có tác dụng điều hòa huyết áp làm giảm nguy cơ đột quỵ

Ngoài ra, Kali còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự phát triển của hệ cơ bắp và hệ thần kinh

Đối với phụ nữ mang thai

Kali giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể. Mẹ bầu cần bổ sung Kali để ổn định huyết áp

Kali còn làm giảm hiện tượng chuột rút ở chân phụ nữ mang thai cần khoảng 4,7 g Kali mỗi ngày.

Đối với trẻ em

Kali cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Trẻ em ở độ tuổi đi học thường hay bị thiếu hụt Kali.

Kali giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh huyết áp tim mạch sỏi thận cho trẻ trong tương lai.

Lượng Kali trẻ cần thay đổi theo độ tuổi. Mỗi ngày, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 3 g Kali, trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 3,8 g Kali.

Khi cơ thể dư thừa và thiếu hụt kali

Thiếu hụt kali

Cơ thể mệt mỏi đau cơ đau chi dưới mất ngủ trầm cảm da bị dị ứng phồng rộp khô da viêm đường ruột.

Buồn nôn tiêu chảy loạn nhịp tim hay nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm đau khớp

Thiếu Kali kéo dài sẽ gây ra rối loạn tim mạch và hệ thần kinh nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ tử vong

Dư thừa kali

- Tăng Kali trong máu dẫn đến tình trạng buồn nôn đầy hơi tiêu chảy tim đập nhanh tê các đầu ngón tay và chân, trường hợp nặng có thể khiến tim ngừng đập, tử vong.

Nguồn thực phẩm bổ sung Kali

- Nhóm thực phẩm giàu Kali gồm rau và các loại hoa quả chocolate đặc biệt là chuối khoai tây khoai lang cà chua bắp cải và các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu Kali, cá, nghêu ngũ cốc sữa chua…

- Trong sữa bột có chứa đủ hàm lượng Kali mà cơ thể cần mỗi ngày. 

Khoáng chất kali giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

Khoáng chất kali giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ

Một số lưu ý khi bổ sung kali

- Trường hợp thiếu kali thường ít gặp. Các đối tượng thiếu kali thường là: bệnh nhân bị tiêu chảy nhất là trẻ em người bị bệnh thận tiểu đường, người tiết nhiều mồ hôi…

- thực phẩm giàu Kali chế biến đun sôi trong nước có thể mất từ 50% đến 70% Kali. Do vậy, có thể thay đổi cách chế biến thành hấp hay ăn sống tùy loại thực phẩm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật