Xử lý tình trạng khó thở khi tập thể dục như thế nào?

Không nên dừng lại hoặc ngồi thụp xuống một cách đột ngột vì rất dễ bị đột quỵ.

Trả lời

Chào cháu,

Không biết cháu có bị bệnh tật gì kèm theo hay không (ví dụ bệnh tim mạch, hen phế quản…) và cháu chạy tập thể dục đã lâu chưa, triệu chứng khó thở này có giảm trong các lần chạy hay không? Cháu nên biết là có nhiều nguyên nhân gây khó thở, nóng vùng ngực sau khi chạy (vận động).

Đầu tiên, có thể là do bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là bệnh tim mạch, hô hấp (hen phế quản). Sự vận động của một người bình thường sẽ là quá tải đối với những người bị mắc các bệnh này.

Khó thở khi tập thể dục nên cẩn thận

Khó thở khi tập thể dục nên cẩn thận

Tuy nhiên, ngay cả những trẻ không hề có bệnh tật gì cũng có nguy cơ gặp các dấu hiệu như trên. Chẳng hạn, nếu hôm đó không ăn sáng, thức quá khuya học bài… khi đi học sẽ rất mỏi mệt.

Ngoài ra, nhiều trẻ thường ngày rất ít vận động, khi vào giờ tập thể dục lại phải vận động mạnh nên không quen. Tập một lúc, thấy mệt đứt hơi, khó thở.

Lý do là khi chạy, các cơ quan phải hoạt động mạnh (tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp hơn…) mà cơ thể chưa kịp thích nghi nên sẽ có những triệu chứng như cháu kể.

Theo tôi, cháu nên bảo bố mẹ cho đi khám sức khỏe tổng quát, nếu có bệnh lý thì báo cáo nhà trường, thầy cô giáo thể dục để có cách học riêng, hợp lý hơn (có thể được miễn một số môn thể dục (nếu nguy hiểm đến tính mạng).

Trong khi chạy tập thể dục, nếu thấy khó thở, chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn... thì cháu nên giảm dần vận động để dừng lại, báo cho thầy cô biết. Không nên dừng lại hoặc ngồi thụp xuống một cách đột ngột vì rất dễ bị đột quỵ.

Ngoài những giờ thể dục, cháu cần có thói quen vận động thân thể thường xuyên.

Chúc cháu có sức khỏe tốt!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật