Khoai tây - Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của khoai tây

Khoai tây

Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae) khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột

Khoai tây giàu tinh bột, trị được một số bệnh

Khoai tây giàu tinh bột, trị được một số bệnh

Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của khoai tây

Trên thế giới, khoai tây được coi là một trong những cây lương thực cơ bản. Nhân dân ta cũng dùng khoai tây làm lương thực như các loại khoai khác, đồng thời còn dùng để chế biến thức ăn trong nhiều món xào, rán, nấu súp nấu canh, hầm với thịt gà thịt, xương và sườn lợn…

Về thành phần hoá học, trong khoai tây có nước protit, gluxit, xenluloza canxi photpho sắt vitamin B1 vitamin B2 vitamin PP vitamin c nghĩa là khá hoàn chỉnh, tương đương với các loại khoai lang khoai sọ, tuy có thua về tỉ lệ gluxit chút ít nhưng lại nhiều protit hơn.

Chất protit của khoai tây là loại đạm thực vật dễ tiêu hoá và có chất lượng tốt gồm đầy đủ 10 loại axit amin cần thiết: lysin Methionin phenylalanin, threonin, valine, leucin, isoleucin, tryptophan, arginin và histidin.

Về tác dụng chữa bệnh, theo kinh nghiệm dân gian, dùng củ khoai tây, rửa sạch, cắt lấy ba lát, giã nát đắp vào chỗ da bị bệnh eczema băng lại, ngày làm ba lần sẽ thấy bệnh đỡ hẳn.

Trường hợp bị cảm nắng, nhức đầu do đứng lâu ngoài nắng, lấy củ khoai tây gọt vỏ, giã đắp lên trán và thái dương sẽ khỏi.

Tại một số nước dùng khoai tây từ lâu đời ở châu Âu, người ta có kinh nghiệm dùng khoai tây chữa đau dạ dày cho kết quả tốt, không còn các cơn đau ợ chua hoặc nôn mửa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật